Tổng hợp lý thuyết và bài tập chuyên đề Mặt cầu

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tính tỉ số thể tích giữa khối lập phương và khối cầu ngoại tiếp khối lập phương đó.
    • \(\dfrac{2\sqrt{3}}{3\pi}\)
    • \(\dfrac{\sqrt{3}}{2\pi}\)
    • \(\dfrac{\sqrt{3}\pi}{2}\)
    • \(\dfrac{2\sqrt{3}\pi}{3}\)
    Hướng dẫn giải:

    Gọi cạnh lập phương là a thì thể tích lập phương là a3
    Độ dài đường chéo hình lập phương là \(a\sqrt{3}\), vậy bán kính khối cầu ngoại tiếp hình lập phương là \(\dfrac{a\sqrt{3}}{2}\)
    Thể tích khối cầu là \(\dfrac{4}{3}\pi\left(\dfrac{a\sqrt{3}}{2}\right)^3=\dfrac{\sqrt{3}\pi a^3}{2}\)
    Vậy tỉ số thể tích khối lập phương và khối cầu ngoại tiếp khối lập phương đó là:
    \(a^3:\dfrac{\sqrt{3}\pi a^3}{2}=\dfrac{2\sqrt{3}}{3\pi}\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác ABC vuông tại B, AB = a, \(BC=a\sqrt{2}\) , cạnh bên SA vuông góc với đáy và \(SA=a\sqrt{3}\) . Tính thể tích của khối cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABC.
    • \(2\pi a^3\sqrt{6}\)
    • \(\dfrac{\pi a^3\sqrt{6}}{3}\)
    • \(\pi a^3\sqrt{6}\)
    • \(\dfrac{\pi a^3\sqrt{6}}{2}\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Gọi O là trung điểm SC, ta thấy OS = OA = OC.
    Do \(CB\perp AB;CB\perp SA\Rightarrow CB\perp\left(SAB\right)\Rightarrow CB\perp SB\)
    Vậy SBC là tam giác vuông hay ta cũng có OS = OB = OC. Vậy O là tâm mặt cầu ngoại tiếp khối chóp.
    Ta có \(AC^2=AB^2+BC^2\Rightarrow SC^2=SA^2+AC^2=SA^2+AB^2+BC^2\)
    \(=a\sqrt{6}\)
    Vậy thì \(OS=OA=OB=OC=\dfrac{a\sqrt{6}}{2}\)
    Thể tích khối cầu là: \(\dfrac{4}{3}\pi\left(\dfrac{a\sqrt{6}}{2}\right)^3=\pi a^3\sqrt{6}\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có tam giác ABC vuông tại B, AA' = AC = \(a\sqrt{2}.\) Tính diện tích mặt cầu ngoại tiếp hình lăng trụ đó.
    • \(4\pi a^2\)
    • \(\pi a^2\)
    • \(16\pi a^2\)
    • \(8\pi a^2\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Gọi M. N lần lượt là trung điểm AC, A'C'.
    Gọi O là trung điểm MN. Khi đó ta có OA = OB = OC = OA' = OB' = OC' nên O là tâm mặt cầu ngoại tiếp lăng trụ. Gọi bán kính mặt cầu là r.
    Xét tam giác vuông AA'C, theo Pi-ta-go, ta có \(A'C=\sqrt{AA'^2+AC^2}=2a\)
    Vậy \(r=a\)
    Diện tích mặt cầu bằng: \(4\pi a^2\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hình lăng trụ đều ABC.A'B'C' có cạnh đáy bằng a, cạnh bên \(AA'=\dfrac{3a}{2}.\) Tính thể tích khối cầu ngoại tiếp hình lăng trụ đó.
    • \(\dfrac{\pi a^3}{81}\)
    • \(\dfrac{8\pi a^3}{81}\)
    • \(\dfrac{4\pi a^3}{81}\)
    • \(\dfrac{32\pi a^3}{81}\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Gọi M, N là tâm các tam giác đều ABC và A'B'C'.
    Gọi O là trung điểm MN, ta thấy O là tâm mặt cầu ngoại tiếp lăng trụ.
    Do tam giác ABC đều cạnh a nên \(BM=\dfrac{a}{\sqrt{3}}\)
    Vậy thì \(BO=\sqrt{OM^2+MB^2}=\sqrt{\left(\dfrac{a}{3}\right)^2+\left(\dfrac{a}{\sqrt{3}}\right)^2}=\dfrac{2a}{3}\)
    Vậy thể tích khối cầu đó là: \(\dfrac{4}{3}\pi\left(\dfrac{2a}{3}\right)^3=\dfrac{32\pi a^3}{81}\)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Người ta bỏ 3 quả bóng bán cùng kích thước vào trong một chiếc hộp hình trụ có đáy bằng hình tròn lớn của quả bóng bàn và chiều cao bằng 3 lần đường kính của quả bóng bàn. Gọi S1 là tổng diện tích 3 quả bóng bàn, S2 là diện tích xung quanh của hình trụ. Tính tỉ số \(\dfrac{S_1}{S_2}\).
    • \(\dfrac{S_1}{S_2}=\dfrac{1}{3}\)
    • \(\dfrac{S_1}{S_2}=\dfrac{1}{2}\)
    • \(\dfrac{S_1}{S_2}=2\)
    • \(\dfrac{S_1}{S_2}=1\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Gọi bán kính quả bóng bàn là r thì bán kính đáy hình trụ là r, chiều cao hình trụ là 6r.
    Từ đó ta có: \(S_1=3.\left(4\pi r^3\right)=12\pi r^2\)
    \(S_2=2\pi r.6r=12\pi r^2\)
    Vậy \(\dfrac{S_1}{S_2}=1.\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Người ta bỏ 3 quả bóng bán cùng kích thước vào trong một chiếc hộp hình trụ có đáy bằng hình tròn lớn của quả bóng bàn và chiều cao bằng 3 lần đường kính của quả bóng bàn. Gọi S1 là tổng diện tích 3 quả bóng bàn, S3 là diện tích xung quanh của hình trụ. Tính tỉ số \(\dfrac{S_1}{S_3}\).
    • \(\dfrac{S_1}{S_3}=\dfrac{2}{7}\)
    • \(\dfrac{S_1}{S_3}=\dfrac{1}{3}\)
    • \(\dfrac{S_1}{S_3}=1\)
    • \(\dfrac{S_1}{S_3}=\dfrac{6}{7}\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Gọi bán kính quả bóng bàn là r thì bán kính đáy hình trụ là r, chiều cao hình trụ là 6r.
    Từ đó ta có: \(S_1=3.\left(4\pi r^3\right)=12\pi r^2\)
    \(S_3=2\pi r.6r+2.\pi.r^2=14\pi r^2\)
    Vậy \(\dfrac{S_1}{S_2}=\dfrac{12}{14}=\dfrac{6}{7}.\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng \(3\sqrt{2}a\), cạnh bên bằng \(5a\). Tính bán kính R của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABCD.
    • \(R=a\sqrt{3}\).
    • \(R=a\sqrt{2}\).
    • \(R=\dfrac{25a}{8}\).
    • \(R=2a\).
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Vì S.ABCD là hình chóp tứ giác đều nên đáy ABCD là hình vuông (theo giả thiết có cạnh \(3\sqrt{2}a\)), giao điểm O của hai đường chéo AC, BD là tâm của hình vuông ABCD và là hình chiếu vuông góc của S xuống mặt phẳng đáy. Cạnh bên hình chóp là \(SA=5a.\)
    Ta có \(OA=AB\dfrac{\sqrt{2}}{2}=3a\sqrt{2}.\dfrac{\sqrt{2}}{2}=3a.\) Trong tam giác vuông SOA:
    \(SO=\sqrt{SA^2-OA^2}=\sqrt{\left(5a\right)^2-\left(3a\right)^2}=4a\).
    Vì SO là trục đối xứng của hình chóp S.ABCD nên mặt phẳng (SAC) qua tâm hình cầu ngoại tiếp hình chóp, do đó bán kính R của hình cầu này cũng là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác SAC. Gọi E là tâm đường tròn ngoại tiếp SAC (cũng là tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABCD) thì R=EA=ES, EO=SO-ES=4a - R. Trong tam giác vuông EOA có \(R^2=OA^2+EO^2=\left(3a\right)^2+\left(4a-R\right)^2\)
    hay \(8aR=25a^2\Leftrightarrow R=\dfrac{25a}{8}\).