Tổng hợp lý thuyết và bài tập chuyên đề Mặt cầu

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hình chóp S.ABCD. Đáy ABCD là hình vuông cạnh a, tâm O. SAB là tam giác đều có trọng tâm G và nằm trên mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng (ABCD). Xác định điểm I là tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp.
    • I trùng với điểm O.
    • I trùng với điểm G.
    • I là điểm sao cho \(\overrightarrow{GI}=\overrightarrow{AD}.\)
    • I là giao điểm của đường thẳng vuông góc với (ABCD) tại O và đường thẳng vuông góc với (SAB) tại G.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có cạnh bên AA' = \(2\sqrt{6},B'C'=3\), diện tích mặt đáy bằng 12. Tính thể tích khối cầu ngoại tiếp hình hộp trên.
    • \(\dfrac{343\pi}{6}\)
    • \(\dfrac{343\pi}{2}\)
    • \(\dfrac{343\pi}{8}\)
    • \(\dfrac{343\pi}{24}\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Do diện tích mặt đáy bằng 12 nên \(D'C'=12:3=4\)
    Vậy thì \(AC'=\sqrt{A'D'^2+D'C'^2+AA'^2}=7\)
    Vậy bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình hộp là 3,5.
    Thể tích mặt cầu bằng \(\dfrac{4}{3}\pi\left(\dfrac{7}{2}\right)^3=\dfrac{343\pi}{6}\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho khối cầu (S) tâm O, bán kính R và A là điểm thuộc mặt cầu (S). Mặt phẳng (P) đi qua A và cắt (S) theo một hình tròn và tạo với OA một góc 60o. Tính diện tích hình tròn đó.
    • \(\dfrac{\pi R^2}{4}\)
    • \(\dfrac{3\pi R^2}{4}\)
    • \(\dfrac{\pi R^2}{2}\)
    • \(\dfrac{3\pi R^2}{2}\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Gọi H là tâm đường tròn. Theo giả thiết \(\widehat{OAH}=60^o;OA=R\)
    Vậy thì \(AH=OA.cos60^o=\dfrac{R}{2}\)
    Diện tích hình tròn là: \(\pi\left(\dfrac{R}{2}\right)^2=\dfrac{\pi R^2}{4}\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh \(a\sqrt{3}\), cạnh bên SA vuông góc với đáy và \(SA=a\sqrt{2}\). Tính diện tích của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABC.
    • \(16\pi a^2\)
    • \(\dfrac{3\pi a^2}{2}\)
    • \(12\pi a^2\)
    • \(6\pi a^2\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Gọi M , N lần lượt là trung điểm BC, SA, G là trọng tâm tam giác ABC.
    Trong (SAM) , kẻ tia Gx // SA; tia Ny // AM và Gx giao Ny tại O.
    Khi đó O là tâm mặt cầu ngoại tiếp khói chóp S.ABC.
    Do tam giác ABC đều cạnh \(a\sqrt{3}\) nên \(AG=\dfrac{a\sqrt{3}}{\sqrt{3}}=a\)
    \(GO=AN=\dfrac{SA}{2}=\dfrac{a\sqrt{2}}{2}\)
    Vậy thì \(OA=\sqrt{AG^2+GO^2}=\dfrac{a\sqrt{6}}{2}\)
    Diện tích mặt cầu là: \(4\pi\left(\dfrac{a\sqrt{6}}{2}\right)^2=6\pi a^2\)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có \(AB=a\sqrt{3}\), cạnh bên \(SA=a\sqrt{2}\). Tính bán kính R của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABC.
    • \(R=\dfrac{a\sqrt{15}}{5}\)
    • \(R=a\)
    • \(R=2a\)
    • \(R=\dfrac{2a\sqrt{15}}{5}\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Gọi H là tâm tam giác đều ABC. Trên SH, lấy điểm O sao cho OS = OA. Khi đó O là tâm mặt cầu ngoại tiếp khối chóp S.ABC.
    Tam giác ABC đều cạnh \(a\sqrt{3}\) nên AH = a.
    Vậy \(SH=\sqrt{SA^2-AH^2}=a\)
    Gọi độ dài OS = x, ta có : OH = a - x.
    Do OS = OA nên \(x=\sqrt{\left(a-x\right)^2+a^2}\Rightarrow x=a\)
    Vậy R = a.
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tứ diện SABC có ba cạnh SA, SB, SC đôi một vuông góc với nhau. Cho SA = a, SB = 2a, SC = 3a. Tính diện tích mặt cầu ngoại tiếp tứ diện.
    • \(8\pi a^2\)
    • \(28\pi a^2\)
    • \(\dfrac{7\pi a^2}{2}\)
    • \(14\pi a^2\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Gọi M, N lần lượt là trung điểm BC, AS.
    Trong (ASM), kẻ Mx // AS; Ny // SM; Mx giao Ny tại O. Khi đó O là tâm mặt cầu ngoại tiếp tứ diện S.ABC.
    Theo Pi-ta-go: \(BC=\sqrt{SB^2+SC^2}=a\sqrt{13}\Rightarrow BM=\dfrac{a\sqrt{13}}{2}\)
    Vậy thì \(SM=BM=\dfrac{a\sqrt{13}}{2}\)
    OM = NS = \(\dfrac{SA}{2}=\dfrac{a}{2}\)
    Vậy \(OS=\sqrt{SM^2+OM^2}=\dfrac{a\sqrt{14}}{2}\)
    Vậy diện tích mặt cầu bằng: \(14\pi a^2.\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại B, SA vuông góc với mặt phẳng (ABC) và có SA = 2; AB = 3; BC = 4. Tính thể tích khối cầu ngoại tiếp hình chóp đó.
    • \(\dfrac{29\pi\sqrt{29}}{24}\)
    • \(\dfrac{29\pi\sqrt{29}}{6}\)
    • \(\dfrac{29\pi\sqrt{29}}{2}\)
    • \(\dfrac{29\pi\sqrt{29}}{3}\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Gọi M, N , O lần lượt là trung điểm AC, SA, SC. Khi đó ta thấy O là tâm mặt cầu ngoại tiếp S.ABC.
    Theo định lý Pi-ta-go : \(AC=\sqrt{AB^2+BC^2}=5\)
    \(\Rightarrow SC=\sqrt{AC^2+AS^2}=\sqrt{5^2+2^2}=a\sqrt{29}\)
    Vậy \(OS=OA=\dfrac{a\sqrt{29}}{2}\)
    Thể tích khối cầu ngoại tiếp khối chóp S.ABC bằng: \(\dfrac{4}{3}\pi\left(\dfrac{a\sqrt{29}}{2}\right)^3=\dfrac{29\pi\sqrt{29}}{6}\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hình chóp S.ABC có \(SA\perp\left(ABC\right)\), tam giác ABC vuông cân tại C, \(AC=2\sqrt{2}\) và mặt phẳng (SBC) tạo với đáy góc 60o. Tính diện tích mặt cầu ngoại tiếp hính chóp.
    • \(\dfrac{112\pi}{3}\)
    • \(\dfrac{224\pi}{3}\)
    • \(160\pi\)
    • \(40\pi\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Gọi M, O lần lượt là trung điểm AB, SB.
    Do \(SA\perp\left(ABC\right)\Rightarrow SA\perp BC\), lại có \(AC\perp BC\) nên \(BC\perp\left(SAC\right)\Rightarrow BC\perp SC\Rightarrow\widehat{SCA}=60^o\)
    Khi đó ta thấy O là tâm mặt cầu ngoại tiếp khối chóp SABC vì OS = OA = OB (tam giác SAB vuông) và OS = OB = OC (tam giác SBC vuông).
    Theo định lý Pi-ta-go ta có \(AB=4\)
    Xét tam giác vuông SAC, AC = \(2\sqrt{2};\widehat{SCA}=60^o\Rightarrow SA=2\sqrt{6}\)
    Xét tam giác vuông SAB, theo Pi-ta-go ta có: \(SB=\sqrt{SA^2+AB^2}=2\sqrt{10}\)
    Vậy \(OS=OA=OB=OC=\sqrt{10}\)
    Diện tích mặt cầu là: \(4\pi\left(\sqrt{10}\right)^2=40\pi\)