Cho tam giác ABC vuông tại A. Khi quay quanh các cạnh của tam giác ABC quanh cạnh BC thì số hình nón được tạo thành là mấy hình? Một hình Hai hình Ba hình Không có hình nón nào
Khi quay các cạnh của hình chữ nhật ABCD (không phải hình vuông) quanh đường thẳng AC thì hình tròn xoay được tạo thành là hình nào? Hai mặt xung quanh của hai hình nón Hình trụ Mặt xung quanh của một hình trụ Hình gồm 4 mặt xung quanh của 4 hình nón
Cho hình chóp S.ABC có \(SA\perp\left(ABC\right)\) và AC > AB. Khi quay các cạnh SC và SB quanh trục SA thì hình được tạo thành là hình nào? Một hình nón Hai khối nón có chung đáy Một khối nón Hai mặt xung quanh của hai hình nón có chung đỉnh
Cho hình chóp đều S.ABC, gọi G là trọng tâm tam giác ABC. Khi quay các cạnh của hình chóp S.ABC cùng với đoạn AG xung quanh trục SG, hỏi có bao nhiêu hình nón được tạo thành? Ba hình nón Hai hình nón Một hình nón Không có hình nón nào
Cho một hình nón và một dây cung AB thay đổi của đường tròn đáy, dây cung có chiều dài không đổi. Khi dây cung di động thì đoạn thẳng nối đỉnh của hình nón và trung điểm của AB chạy trên mặt nào? Một mặt nón Một mặt phẳng Một mặt cầu Một mặt trụ
Trong mặt phẳng cho góc xOy. Một mặt phẳng (P) thay đổi và vuông góc với đường phân giác trong của góc xOy cắt Ox, Oy tại A và B. Trong (P) lấy M sao cho \(\widehat{AMB}=90^o.\) Hỏi các điểm M chạy trên đường (mặt) nào? Một đường tròn Một mặt cầu Một mặt nón Một mặt trụ
Khẳng định nào sau đây là sai? Tồn tại một mặt trụ chứa tất cả các cạnh bên của một hình hộp. Tồn tại một mặt trụ chứa tất cả các cạnh bên của một hình lập phương. Tồn tại một mặt nón chứa tất cả các cạnh bên của một hình chóp tứ giác đều. Tồn tại một mặt cầu chứa tất cả các đỉnh của một hình tứ diện đều.
Cho hai điểm phân biệt A, B. Tìm tập hợp các tâm O của các mặt cầu đi qua hai điểm A, B. Đường trung trực của đoạn thẳng AB. Mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng AB. Đường tròn đường kính AB. Đường tròn tâm A đi qua B.
Một hình nón tròn xoay có chiều cao h = 20, bán kính đáy r = 25. Tính diện tích xung quanh hình nón. \(5\pi\sqrt{41}\) \(125\pi\sqrt{41}\) \(100\pi\sqrt{41}\) \(25\pi\) Hướng dẫn giải: Độ dài đường sinh hình nón là: \(\sqrt{20^2+25^2}=5\sqrt{41}\) Diện tích xung quanh hình nón là: \(S_{xq}=\pi.25.5\sqrt{41}=125\pi\sqrt{41}\)
Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' có cạnh bằng 5. Một hình nón tròn xoay được sinh ra khi các cạnh của tam giác AA'C' quay xung quanh trục AA'. Tính thể tích của khối nón được tạo nên. \(\dfrac{10\pi}{3}\) \(\dfrac{50\pi}{3}\) \(\dfrac{250\pi}{3}\) \(\dfrac{125\pi}{3}\) Hướng dẫn giải: Ta có \(A'C'=5\sqrt{2}\) Vậy thể tích khối nón là: \(\dfrac{1}{3}\left(\pi\left(5\sqrt{2}\right)^2\right).5=\dfrac{250\pi}{3}\)