Tổng hợp lý thuyết và bài tập chuyên đề Vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho mặt phẳng (P) : 3x + 4y + 5z + 8 = 0 và đường thẳng d là giao tuyến của hai mặt phẳng:
    \(\left(\alpha\right):x-2y+1=0\) và: \(\left(\beta\right):x-2z-3=0\).
    Gọi \(\varphi\) là góc giữa đường thẳng d và mặt phẳng (P). Khi đó:
    • \(\varphi=30^o\)
    • \(\varphi=45^o\)
    • \(\varphi=60^o\)
    • \(\varphi=90^o\)
    Hướng dẫn giải:

    Giao tuyến d của hai mặt phẳng \(\left(\alpha\right)\) và \(\left(\beta\right)\) là tập các điểm M(x;y;z) thỏa mãn hệ:
    \(\begin{cases}x-2y+1=0\\x-2z-3=0\end{cases}\)
    Đặt x = t rồi biểu diễn y, z qua t ta được phương trình tham số của đường thẳng giao tuyến d là:
    \(\begin{cases}x=t\\y=\frac{1}{2}+\frac{1}{2}t\\z=-\frac{3}{2}+\frac{1}{2}t\end{cases}\)
    => Vecto chỉ phương của d là \(\overrightarrow{u_d}=\left(1;\frac{1}{2};\frac{1}{2}\right)=\left(2;1;1\right)\)
    Góc giữa đường thẳng d và mặt phẳng (P) là \(\phi\) thì:
    \(\sin\phi=\frac{\left|\overrightarrow{u_d}.\overrightarrow{n_P}\right|}{\left|\overrightarrow{u_d}\right|.\left|\overrightarrow{n_P}\right|}\)
    \(=\frac{\left|3.2+4.1+5.1\right|}{\sqrt{3^2+4^2+5^2}.\sqrt{2^2+1^2+1^2}}=\frac{\sqrt{3}}{2}.\)
    Vậy \(\varphi=60^o.\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho điểm A (2;3;5) và mặt phẳng (P) : \(2x+3y+z-17=0\). Gọi A' là điểm đối xứng của A qua (P)
    Tọa độ của A' là :
    • \(A'\left(\frac{12}{7};\frac{18}{7};\frac{34}{7}\right)\)
    • \(A'\left(\frac{12}{7};-\frac{18}{7};\frac{34}{7}\right)\)
    • \(A'\left(\frac{12}{7};-\frac{18}{7};-\frac{34}{7}\right)\)
    • \(A'\left(-\frac{12}{7};\frac{18}{7};-\frac{34}{7}\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    01.jpg
    02.jpg
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho các điểm A (a;0;0); B(0;b;0) và C(0;0;c) với a, b, c là các số dương thay đổi nhưng luôn thỏa mãn \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}=2\). Mặt phẳng (ABC) sẽ luôn đi qua một điểm cố định I. Tọa độ điểm cố định đó là :
    • \(I\left(1;1;1\right)\)
    • \(I\left(2;2;2\right)\)
    • \(I\left(\frac{1}{2};\frac{1}{2};\frac{1}{2}\right)\)
    • \(I\left(-\frac{1}{2};-\frac{1}{2};\frac{1}{2}\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    01.jpg
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho mặt phẳng (P) có phương trình \(\frac{x}{a}+\frac{y}{b}+\frac{z}{c}-2=0;abc\ne0\) và xét điểm \(M=\left(a,b,c\right)\). Chọn câu đúng ?
    • Mặt phẳng (P) đi qua điểm M
    • Mặt phẳng (P) đi qua trung điểm của đoạn OM
    • Mặt phẳng (P) đi qua hình chiếu của M trên trục Ox
    • Mặt phẳng (P) đi qua hình chiếu của M trên mặt phẳng Oxz
    Hướng dẫn giải:

    Ta lần lượt thay tọa độ các điểm cần kiểm tra vào phương trình mặt phẳng (P).
    - Điểm M(a;b;c) : Kiểm tra: \(\frac{a}{a}+\frac{b}{b}+\frac{c}{c}-2=0\) không thỏa mãn, Vậy \(M\notin\left(P\right)\)
    - Trung điểm I của OM có tọa độ là \(I\left(\frac{a}{2};\frac{b}{2};\frac{c}{2}\right)\), kiểm tra I thuộc (P):
    \(\frac{a}{2a}+\frac{b}{2b}+\frac{c}{2c}-2=0\) , không đúng. Vậy \(I\notin\left(P\right)\)
    - Hình chiếu của M lên Ox là N(a;0;0), kiểm tra N thuộc (P):
    \(\frac{a}{a}+\frac{0}{b}+\frac{0}{c}-2=0\), không thỏa mãn. Vậy \(N\notin\left(P\right)\)
    - Hình chiếu của M lên mặt phẳng Oxz là K(a;0;c). Kiểm tra K có thuộc (P) không:
    \(\frac{a}{a}+\frac{0}{b}+\frac{c}{c}-2=0\) , thỏa mãn. Vậy \(K\in\left(P\right)\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho đường thẳng d xác định bởi \(\begin{cases}x+y=1\\x-z=0\end{cases}\) và mặt phẳng (P) có phương trình \(x-y+z-2=0\). Chọn câu đúng ?
    • d nằm trong (P)
    • d song song với (P)
    • d cắt (P) tại một điểm nhưng không vuông góc với (P)
    • d vuông góc với (P)
    Hướng dẫn giải:

    Lấy 2 điểm thuộc d là:
    A(0; 1; 0); B(1; 0; 1) => vecto \(\overrightarrow{AB}=\left(1;-1;1\right)\)
    Dễ thấy tọa độ của A không thỏa mãn phương trình (P) nên d không nằm trên (P).
    Vecto pháp tuyến của (P) là: \(\overrightarrow{n_P}=\left(1;-1;1\right)=\overrightarrow{AB}\).
    Suy ra d vuông góc với (P).
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho đường thẳng d xác định bởi \(x=y=z\) và mặt phẳng (P) có phương trình \(x-2y+z-1=0\). Chọn câu đúng ?
    • d nằm trong (P)
    • d song song với (P)
    • d cắt (P) tại một điểm nhưng không vuông góc với (P)
    • d vuông góc với (P)
    Hướng dẫn giải:

    Lấy 2 điểm thuộc d là: A(0;0;0) và B(1;1;1), Khi đó \(\overrightarrow{AB}=\left(1;1;1\right)\).
    Vì \(A\notin\left(P\right)\) nên d không nằm trong (P).
    Ta kiểm tra: \(\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{n_P}=\left(1;1;1\right).\left(1;-2;1\right)=1.1+1.\left(-2\right)+1.1=0\)
    Suy ra \(d\perp\left(P\right)\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho đường thẳng d xác định bởi \(x=-y=z-1\) và mặt phẳng (P) có phương trình \(2x+y-z+1=0\). Chọn câu đúng ?
    • d nằm trong (P)
    • d song song với (P)
    • d cắt (P) tại một điểm nhưng không vuông góc với (P)
    • d vuông góc với (P)
    Hướng dẫn giải:

    Lấy 2 điểm thuộc d; A(0;0;1) và B(-1;1;0).
    Ta dễ dàng kiểm tra thấy cả A và B thỏa mãn (P) nên d nằm trong (P).
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Xét mặt phẳng (P) có phương trình \(\frac{x}{a}+\frac{y}{b}+\frac{z}{c}=1\), (a, b, c là ba số cho trước khác 0) và đường thẳng d xác định bởi \(ax=by=cz\). Chọn câu đúng ?
    • d nằm trong (P)
    • d song song với (P)
    • d cắt (P) tại một điểm nhưng không vuông góc với (P)
    • d vuông góc với (P)
    Hướng dẫn giải:

    Lấy 2 điểm thuộc d là:
    A(0;0;0) và \(B\left(1;\frac{a}{b};\frac{a}{c}\right)\)
    Suy ra \(\overrightarrow{AB}=\left(1;\frac{a}{b};\frac{a}{c}\right)=bc.\left(bc;ac;ab\right)\)
    Viết lại phương trình (P) như sau:
    \(\frac{x}{a}+\frac{y}{b}+\frac{z}{c}=1\)
    \(\Leftrightarrow bcx+acy+abz=abc\)
    Vậy vecto \(\overrightarrow{n_P}=\left(bc;ac;ab\right)\)
    Ta có nhận xét \(\overrightarrow{AB}\) cùng phương với \(\overrightarrow{n_P}\), suy ra d vuông góc với (P)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho mặt phẳng (P) có phương trình \(13x-y+3z-13=0\) và hai điểm \(A=\left(5;3;7\right);B=\left(-2;4;2\right)\). Chọn câu đúng ?
    • Đường thẳng AB nằm trong (P)
    • Đường thẳng AB song song với (P)
    • Đường thẳng AB cắt (P) tại một điểm nằm trong đoạn thẳng AB
    • Đường thẳng AB cắt (P) một điểm nằm ngoài đoạn AB
    Hướng dẫn giải:

    Đặt \(f\left(x,y,z\right)=13x-y+3z-13\)
    Vậy phương trình (P) là \(f\left(x,y,z\right)=0\) và (P) chia không gian thành 2 nửa: một nửa làm cho \(f\left(x,y,z\right)>0\) và nửa kia làm cho \(f\left(x,y,z\right)< 0\). Ta thấy:
    \(f\left(A\right)=13.5-3+3.7-13=70\)
    \(f\left(B\right)=13.\left(-2\right)-4+3.2-13=-37\)
    Vậy A và B thuộc hai phía khác nhau của (P), suy ra AB cắt (P) tại điểm nằm giữa A và B.