Tổng hợp lý thuyết và bài tập chuyên đề Vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Với mỗi điểm M của mặt phẳng (P) có phương trình \(x-2y+z-1=0\) lấy điểm M' đối xứng với M qua trục Ox. Viết phương trình mặt phẳng chứa các điểm M' đó.
    • \(-x-2y+z-1=0\)
    • \(x+2y-z-1=0\)
    • \(x-2y+z+1=0\)
    • \(x+2y-z+1=0\)
    Hướng dẫn giải:

    Có thể dựa trên 3 điểm giao của (P) với 3 trục tọa độ:
    Cho y=0,z=0 => x = 1 => (P) cắt Ox tại A(1;0;0).
    Cho z=0, x=0 => y=-1/2 => (P) cắt Ox tại B(0;-1/2;0).
    Cho x=0,y=0 => z=1 => (P) cắt Oz tại điểm C(0;0;1).
    Lấy đối xứng A, B, C qua trục Ox ta được các điểm A(1;0;0), B'(0;1/2;0); C'(0;0;-1).
    Mặt phẳng đối xứng với (P) qua Ox là mặt phẳng đi qua A, B', C' và có phương trình chắn 3 trục tọa độ là:
    \(\dfrac{x}{1}+\dfrac{y}{\dfrac{1}{2}}+\dfrac{z}{-1}=1\)
    \(\Leftrightarrow x+2y-z-1=0\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Viết phương trình tham số của hình chiếu của trục Ox trên mặt phẳng (P) có phương trình \(y+z=1\).
    • \(\left\{{}\begin{matrix}x=t\\y=1\\z=0\end{matrix}\right.\)
    • \(\left\{{}\begin{matrix}x=t\\y=0\\z=1\end{matrix}\right.\)
    • \(\left\{{}\begin{matrix}x=t\\y=2\\z=-1\end{matrix}\right.\)
    • \(\left\{{}\begin{matrix}x=t\\y=\dfrac{1}{2}\\z=\dfrac{1}{2}\end{matrix}\right.\)
    Hướng dẫn giải:

    Mặt phẳng \(y+z=1\) có vecto pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=\left(0;1;1\right)\). Trục \(Ox\) có vecto chỉ phương là \(\overrightarrow{Ox}=\left(1;0;0\right)\).
    Ta thấy \(\overrightarrow{n}.\overrightarrow{Ox}=\left(0;1;1\right).\left(1;0;0\right)=0\) nên Ox song song với (P) (vì Ox vuông góc với pháp tuyến của (P)).
    01.png
    Hình chiếu của Ox lên mặt phẳng \(y+z=1\) là đường thẳng \(O'x'\) (như hình vẽ trên). Với O' là hình chiếu của O lên mặt phẳng \(y+z=1\) và có tọa độ là \(O'=\left(0;\dfrac{1}{2};\dfrac{1}{2}\right)\)
    Phương trình của đường thẳng \(O'x'\) là: \(\left\{{}\begin{matrix}x=t\\y=\dfrac{1}{2}\\z=\dfrac{1}{2}\end{matrix}\right.\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho mặt phẳng (P) có phương trình \(2x-y-z=2\). Tìm phương trình của hình chiếu của trục Oz trên mặt phẳng (P).
    • \(\dfrac{x}{2}=-y=\dfrac{z+2}{5}\)
    • \(\dfrac{x}{2}=-y=\dfrac{z-2}{5}\)
    • \(\dfrac{x}{2}=y=-\dfrac{z+2}{5}\)
    • \(\dfrac{x}{2}=-y=\dfrac{z}{5}\)
    Hướng dẫn giải:

    Lấy 2 điểm trên Ox là O(0;0;0) và A(0;0;1) rồi tìm hình chiếu O' và A' trên (P) như sau:
    - Tìm hình chiếu O': Giả sử O'(a;b;c) khi đó:
    \(\left\{{}\begin{matrix}2a-b-c=2\\\overrightarrow{OO'}=k.\overrightarrow{n_P}\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2a-b-c=2\\\left(a;b;c\right)=k.\left(2;-1;-1\right)\end{matrix}\right.\)
    \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}k=\dfrac{1}{3}\\\left(a;b;c\right)=\left(\dfrac{2}{3};-\dfrac{1}{3};-\dfrac{1}{3}\right)\end{matrix}\right.\)
    Vậy \(O'\left(\dfrac{2}{3};-\dfrac{1}{3};-\dfrac{1}{3}\right)\)
    Tương tự, ta tìm hình chiếu A' của A trên P ta được \(A'\left(1;-\dfrac{1}{2};\dfrac{1}{2}\right)\) (trùng với A vì A nằm trên (P)).
    Vậy hình chiếu của trục Ox trên (P) là đường thẳng O'A' và có phương trình là:
    \(\dfrac{x-x_{A'}}{x_{O'}-x_{A'}}=\dfrac{y-y_{A'}}{y_{O'}-y_{A'}}=\dfrac{z-z_{A'}}{z_{O'}-z_{A'}}\)
    \(\Leftrightarrow\dfrac{x-1}{\dfrac{2}{3}-1}=\dfrac{y+\dfrac{1}{2}}{-\dfrac{1}{3}+\dfrac{1}{2}}=\dfrac{z-\dfrac{1}{2}}{-\dfrac{1}{3}-\dfrac{1}{2}}\)
    \(\Leftrightarrow\dfrac{x-1}{-\dfrac{1}{3}}=\dfrac{y+\dfrac{1}{2}}{\dfrac{1}{6}}=\dfrac{z-\dfrac{1}{2}}{-\dfrac{5}{6}}\)
    \(\Leftrightarrow\dfrac{x-1}{2}=-y-\dfrac{1}{2}=\dfrac{z-\dfrac{1}{2}}{5}\)
    \(\Leftrightarrow\dfrac{x}{2}=-y=\dfrac{z+2}{5}\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm giá trị của tham số m để mặt phẳng xác định bởi tham số m để mặt phẳng xác định bởi phương trình \(\left(1+2m\right)x-y+\left(1-m\right)z-1+2m=0\) vuông góc với đường thẳng xác định bởi phương trình: \(\left\{{}\begin{matrix}x-1=0\\3y+2z=0\end{matrix}\right.\).
    • m = 1
    • m = -1
    • \(m=\dfrac{5}{3}\)
    • Không có giá trị nào của m như thế
    Hướng dẫn giải:

    Mặt phẳng \(\left(1+2m\right)x-y+\left(1-m\right)z-1+2m=0\) có vcpt là \(\overrightarrow{u}\left(1+2m,-1,1-m\right)\).
    Phương trình đường thẳng \(\left\{{}\begin{matrix}x-1=0\\3y+2z=0\end{matrix}\right.\) có phương trình tham số là \(\left\{{}\begin{matrix}x=1\\y=-2t\\z=3t\end{matrix}\right.\).
    Vậy đường thẳng có vtcp là \(\overrightarrow{v}\left(0;-2;3\right)\).
    Đường thẳng và mặt phẳng vuông góc với nhau khi và chỉ khi:
    \(\overrightarrow{u}.\overrightarrow{v}=0\)\(\Leftrightarrow\left(-1\right).\left(-2\right)+\left(1-m\right).3=0\)\(\Leftrightarrow5-3m=0\)\(\Leftrightarrow m=\dfrac{5}{3}\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng \(\left(P\right):2x-2y-z+1=0\)và đường thẳng
    \(\Delta:\dfrac{x-1}{2}=\dfrac{y+2}{1}=\dfrac{z-1}{2}\). Tính khoảng cách d giữa \(\Delta\) và (P).
    • \(d=\dfrac{1}{3}\).
    • \(d=\dfrac{2}{3}\).
    • \(d=\dfrac{5}{3}\).
    • \(d=2\).
    Hướng dẫn giải:

    Từ phương trình \(\Delta\)suy ra \(\Delta\)qua A(1;-2;1) và có vecto chỉ phương \(\overrightarrow{v}\left(2;1;2\right)\). Mặt phẳng (P) có vecto pháp tuyến \(\overrightarrow{n}\left(2;-2;-1\right)\). Ta thấy \(\overrightarrow{v}.\overrightarrow{n}=2.2+1.\left(-2\right)+2.\left(-1\right)=0\) suy ra \(\Delta\)song song với (P), khoảng cách từ A tới (P) cũng là khoảng cách d giữa \(\Delta\) và (P). Vì vậy
    \(d=\dfrac{\left|2.1-2.\left(-2\right)-\left(1\right)+1\right|}{\sqrt{2^2+\left(-2\right)^2+\left(-1\right)^2}}=\dfrac{6}{\sqrt{9}}=2\)