Tổng hợp lý thuyết và bài tập chuyên đề Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hai đường thẳng chéo nhau :
    \(\left(d\right):\begin{cases}x=3-4t\\y=-2+t\\z=-1+t\end{cases}\) và \(\left(d'\right):\begin{cases}x=6t'\\y=1+t'\\z=2+2t'\end{cases}\)
    Phương trình nào sau đây là phương trình đường vuông góc chung của (d) và (d') :
    • \(\frac{x-1}{1}=\frac{y-1}{2}=\frac{z+1}{2}\)
    • \(\frac{x-1}{1}=\frac{y+1}{2}=\frac{z-1}{2}\)
    • \(\frac{x+1}{1}=\frac{y+1}{2}=\frac{z}{2}\)
    • \(\frac{x+1}{1}=\frac{y-1}{2}=\frac{z}{2}\)
    Hướng dẫn giải:

    01.jpg
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho đường thẳng d có phương trình \(x=y=z\) và đường thẳng d' xác định bởi \(\begin{cases}x+y=0\\z=0\end{cases}\). Chọn câu đúng ?
    • d và d' trùng nhau
    • d và d' vuông góc với nhau
    • d và d' chéo nhau nhưng không vuông góc với nhau
    • d và d' song song với nhau
    Hướng dẫn giải:

    Lấy 2 điểm A, B thuộc d: A(0;0;0); B(1;1;1). Suy ra \(\overrightarrow{AB}=\left(1;1;1\right)\)
    Lấy 2 điểm M, N thuộc d': M(0;0;0); N(1;-1;0). Suy ra \(\overrightarrow{MN}=\left(1;-1;0\right)\)
    Dễ thấy A trùng với M nên d và d' có chung một điểm.
    Vì \(\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{MN}=1.1+1.\left(-1\right)+1.0=0\) nên dai đường thẳng vuông góc.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Xét đường thẳng d xác định bởi \(\begin{cases}x=y\\z=1\end{cases}\) và đường thẳng d' xác định bởi \(\begin{cases}x=y\\z=-1\end{cases}\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng đó ?
    • 1
    • \(\sqrt{2}\)
    • \(\sqrt{3}\)
    • 2
    Hướng dẫn giải:

    Dễ thấy hai đường thẳng d và d' song song với nhau và nằm trên 2 mặt phẳng song song z=1 và z=-1.
    Khoảng cách giữa chúng bằng khoảng cách giữa hai mặt phẳng z = 1 và z=-1. Khoảng cách giữa hai mặt phẳng này bằng 2.
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Xét đường thẳng d xác định bởi \(\begin{cases}x=y\\z=1\end{cases}\) và đường thẳng d' xác định bởi \(\begin{cases}x=-y\\z=-1\end{cases}\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng đó ?
    • 1
    • \(\sqrt{2}\)
    • \(\sqrt{3}\)
    • 2
    Hướng dẫn giải:

    Dễ thấy d nằm trong mặt phẳng z = 1 và d' nằm trong mặt phẳng z=-1 và hai mặt phẳng này song song với nhau, cách nhau một khoảng bằng 2.
    Vậy khoảng cách giữa hai đường thẳng đã cho cũng bằng 2.
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Xét đường thẳng d có phương trình \(x=y=z\) và đường thẳng d' xác định bởi \(\begin{cases}x+y=1\\z=0\end{cases}\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng ?
    • \(\frac{1}{\sqrt{3}}\)
    • 1
    • \(\sqrt{6}\)
    • \(\frac{1}{\sqrt{6}}\)
    Hướng dẫn giải:

    Lấy hai điểm A và B thuộc d: A(0;0;0), B(1;1;1).
    Lấy hai điểm M, N thuộc d': M(0;1;0); N(1;0;0).
    Dựng mặt phẳng (P) đi qua A(0;0;0), chứa d và song song với d'. Ta có: (P) có vacto pháp tuyến là:
    \(\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{MN}\right]=\left[\left(1;1;1\right),\left(1;-1;0\right)\right]\)
    \(=\left(\left|\begin{matrix}1&1\\-1&0\end{matrix}\right|;\left|\begin{matrix}1&1\\0&1\end{matrix}\right|;\left|\begin{matrix}1&1\\1&-1\end{matrix}\right|\right)=\left(1;1;-2\right)\)
    Phương trình của (P) là:
    \(1.\left(x-0\right)+1.\left(y-0\right)-2\left(z-0\right)=0\)
    \(\Leftrightarrow x+y-2z=0\)
    Khoảng cách giữa d và d' sẽ bằng khoảng cách từ M đến (P) và bằng:
    \(kc\left(M,\left(P\right)\right)=\frac{\left|0+1-2.0\right|}{\sqrt{1^2+1^2+\left(-2\right)^2}}=\frac{1}{\sqrt{6}}\)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Xét đường thẳng d có phương trình \(x=y=z\) và đường thẳng d' xác định bởi \(x=y-1=z+1\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng ?
    • \(1\)
    • \(\sqrt{2}\)
    • \(\sqrt{3}\)
    • 2
    Hướng dẫn giải:

    Trên d lấy hai điểm A và B: A(0;0;0), B(1;1;1) => \(\overrightarrow{AB}=\left(1;1;1\right)\)
    Trên d' lấy hai điểm M và N: M(0;1;-1), N(1;2;0) => \(\overrightarrow{MN}=\left(1-0;2-1;0+1\right)=\left(1;1;1\right)\)
    Vì \(\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{MN}\) nên hai đường thẳng d và d' song song.
    Khoảng cách giữa d và d' bằng khoảng cách từ M đến d. Gọi H(x;y;z) là chân đường cao hạ từ M xuống d, ta có:
    \(\begin{cases}x=y=z\\\overrightarrow{MN}.\overrightarrow{AH}=0\end{cases}\)
    \(\Leftrightarrow\begin{cases}x=y=z\\\left(1;1;1\right).\left(x;y;z\right)=0\end{cases}\)
    \(\Leftrightarrow\begin{cases}x=y=z\\x+y+z=0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow x=y=z=0\)
    Vậy H(0;0;0) và khoảng cách \(MH=\sqrt{0^2+\left(1\right)^2+\left(-1\right)^2}=\sqrt{2}\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Gọi các hình chiếu của đường thẳng có phương trình \(x=y=z\) trên mặt phẳng tọa độ Oyz là đường thẳng d và trên mặt phẳng Ozx là đường thẳng d'. Tính số đo độ của góc giữa hai đường thẳng d và d' ?
    • \(30^0\)
    • \(45^0\)
    • \(60^0\)
    • \(90^0\)
    Hướng dẫn giải:

    Đường thẳng đã cho đi qua 2 điểm là O(0;0;0) và A(1;1;1).
    Hình chiếu của O và A lên Oyz là: O(0;0;0) và \(A_1\left(0;1;1\right)\).
    Hình chiếu của O và A lên Ozx là: O(0;0;0) và \(A_2\left(1;0;1\right)\).
    Như vậy d là đường thẳng \(OA_1\), d' là đường thẳng \(OA_2\), góc giữa hai đường thẳng xác định bởi:
    \(\cos\left(\overrightarrow{OA_1},\overrightarrow{OA_2}\right)=\frac{\overrightarrow{OA_1}.\overrightarrow{OA_2}}{\left|\overrightarrow{OA_1}\right|.\left|\overrightarrow{OA_2}\right|}=\frac{0.1+1.0+1.1}{\sqrt{2}\sqrt{2}}=\frac{1}{2}\)
    Suy ra góc giữa \(\overrightarrow{OA_1}\) và \(\overrightarrow{OA_2}\) bằng \(60^0\).
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D'. Xét trung điểm P của cạnh BB' và trung điểm Q của cạnh A'D'. tính số đo góc giữa hai đường thẳng AC' và PQ ?
    • \(60^0\)
    • \(45^0\)
    • \(30^0\)
    • \(90^0\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Xét hệ tọa độ (A; AB, AA',AD), khi đó \(P\left(1;\frac{1}{2};0\right)\) và \(Q\left(0;1;\frac{1}{2}\right)\)
    Ta có: \(\overrightarrow{AC'}=\left(1;1;1\right)\) , \(\overrightarrow{PQ}=\left(0-1;1-\frac{1}{2};\frac{1}{2}-0\right)=\left(-1;\frac{1}{2};\frac{1}{2}\right)\)
    \(\overrightarrow{AC'}.\overrightarrow{PQ}=1.\left(-1\right)+1.\frac{1}{2}+1.\frac{1}{2}=0\)
    Vậy góc giữa AC' và PQ bằng $90^o$.
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D'. Xét trung điểm Q của cạnh A'D'. Tìm điểm P thuộc đường thẳng BB' sao cho hai đường thẳng AC' và PQ vuông góc ?
    • Điểm B'
    • Điểm B
    • Trung điểm của BB';
    • Có hai điểm P
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Gọi hệ tọa độ là (A, AB, AA', AD), khi đó \(Q\left(0;1;\frac{1}{2}\right)\). Lấy điểm P thuộc BB' thì tọa độ P là \(P\left(1;y;0\right)\).
    Để AC' vuông góc với PQ thì:
    \(\overrightarrow{AC'}.\overrightarrow{PQ}=0\)
    \(\Leftrightarrow\left(1;1;1\right).\left(1-0;y-1;0-\frac{1}{2}\right)=0\)
    \(\Leftrightarrow1+y-1-\frac{1}{2}=0\)
    \(\Leftrightarrow y=\frac{1}{2}\)
    Vậy \(P\left(1;\frac{1}{2};0\right)\), hay P là trung điểm của BB'.