Tổng hợp lý thuyết và bài tập chuyên đề Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Xét giao tuyến d của hai mặt phẳng có phương trình theo thứ tự là \(2x-y+z+1=0;x+y-z-2=0\). Tìm số đo độ của góc giữa d và trục Oz ?
    1. \(0^0\)
    2. \(30^0\)
    3. \(45^0\)
    4. \(60^0\)
    Hướng dẫn giải:

    Lấy 2 điểm A, B thuộc d rồi xác định vecto chỉ phương \(\overrightarrow{AB}\) của d, sau đó tính cos của góc giữa \(\overrightarrow{AB}\) và trục Oz (Trục Oz có vecto là (0;0;1)).
    Lấy điểm A thuộc d như sau: cho y=0, ta tìm tìm x, z :
    \(\begin{cases}2x+z+1=0\\x-z-2=0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow\begin{cases}x=\frac{1}{3}\\z=\frac{-5}{3}\end{cases}\)
    Vậy \(A\left(\frac{1}{3};0;\frac{-5}{3}\right)\)
    Lấy điểm B thuộc d như sau: cho z=-2, tìm x, y:
    \(\begin{cases}2x-y-1=0\\x+y=0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow\begin{cases}x=\frac{1}{3}\\y=\frac{-1}{3}\end{cases}\)
    Vậy \(B\left(\frac{1}{3};\frac{-1}{3};-2\right)\)
    Suy ra \(\overrightarrow{AB}=\left(\frac{1}{3}-\frac{1}{3};\frac{-1}{3}-0;-2+\frac{5}{3}\right)=\left(0;-\frac{1}{3};-\frac{1}{3}\right)=\frac{-1}{3}\left(0;1;1\right)\)
    Lây vecto chỉ phương của d là \(\overrightarrow{u_d}=\left(0;1;1\right)\)
    \(\cos\left(\overrightarrow{u_d},Oz\right)=\frac{\overrightarrow{u_d}.\left(0;0;1\right)}{\left|\overrightarrow{u_d}\right|.\left|\overrightarrow{\left(0;0;1\right)}\right|}=\frac{1}{\sqrt{\left(0\right)^2+1^2+1^2}}=\frac{1}{\sqrt{2}}\)
    Vậy góc giữa d và Oz là \(45^0\).
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm số đo độ của góc giữa đường thẳng \(\begin{cases}x=y\\z=0\end{cases}\) và đường thẳng \(\begin{cases}x=0\\y=z\end{cases}\) ?
    • \(90^0\)
    • \(30^0\)
    • \(45^0\)
    • \(60^0\)
    Hướng dẫn giải:

    Tìm vecto chỉ phương của các đường thẳng bằng cách xác định trên mỗi đường thẳng 2 điểm.
    Trên đường thẳng thứ nhất \(\begin{cases}x=y\\z=0\end{cases}\) lấy hai điểm như sau:
    + Cho x = y = z = 0, ta được O(0;0;0)
    + Cho x = y = 1, z = 0t. ta được A(1;1;0)
    Vecto chỉ phương của đường thẳng thứ nhất là: \(\overrightarrow{u_1}=\overrightarrow{OA}=\left(1;1;0\right)\)
    Tương tự, trên đường thẳng thứ hai \(\begin{cases}x=0\\y=z\end{cases}\) ta tìm 2 điểm như sau:
    + Cho x = 0 = y = z, ta được O(0;0;0)
    + Cho x = 0, y=z=1, ta được B(0;1;1)
    Vecto chỉ phương của đường thẳng thứ hai là: \(\overrightarrow{u_2}=\overrightarrow{OB}=\left(0;1;1\right)\)
    Góc giữa hai đường thẳng có:
    \(\cos\left(\overrightarrow{u_1},\overrightarrow{u_2}\right)=\frac{\overrightarrow{u_1}.\overrightarrow{u_2}}{\left|\overrightarrow{u_1}\right|.\left|\overrightarrow{u_2}\right|}=\frac{\left(1;1;0\right).\left(0;1;1\right)}{\sqrt{1^2+1^2}\sqrt{1^2+1^2}}=\frac{1}{2}\)
    Vậy góc giữa hai đường thẳng bằng \(60^0\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho đường thẳng d đi qua hai điểm (1;0;0) và (0;1;1), đường thẳng d' đi qua hai điểm (0;0;1) và (1;1;0). Tính cosin của góc (giữa 0 và \(\frac{\pi}{2}\)) giữa d và d' ?
    • \(\frac{1}{2}\)
    • 0
    • \(\frac{1}{3}\)
    • 1
    Hướng dẫn giải:

    Vecto chỉ phương của d là \(\overrightarrow{u_d}=\left(0-1;1-0;1-0\right)=\left(-1;1;1\right)\)
    Vecto chỉ phương của d' là: \(\overrightarrow{u_d}=\left(1-0;1-0;0-1\right)=\left(1;1;-1\right)\)
    Ta gọi góc nhọn giữa d và d' là \(\phi\) thì ta có:
    \(\cos\phi=\frac{\left|\overrightarrow{u_1}.\overrightarrow{u_2}\right|}{\left|\overrightarrow{u_1}\right|.\left|\overrightarrow{u_2}\right|}=\frac{\left|\left(-1\right).1+1.1+\left(-1\right)\right|.1}{\sqrt{3}.\sqrt{3}}=\frac{1}{3}\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm đường thẳng cắt và vuông góc với hai đường thẳng xác định bởi \(\begin{cases}x=-1\\y+z=0\end{cases}\) và \(\begin{cases}x=1\\y-2z=0\end{cases}\) ?
    • Trục Ox
    • Trục Oy
    • Trục Oz
    • Đường thẳng \(y=x=z\)
    Hướng dẫn giải:

    Đường thẳng thứ nhất là giao của mặt phẳng x=-1 và mặt y + z =0, vậy nên nó nằm trên mặt x=-1.
    Tương tự đường thẳng thứ hai nằm trên mặt x=1.
    Hai mặt x = 1 và x = -1 song song với nhau và Ox là đường vuông góc với hai mặt này. Mặt khác đường Ox (có phương trình \(\begin{cases}y=0\\z=0\end{cases}\)) đều cắt hai đường đã cho. Vậy Ox là đường cắt và vuông góc với 2 đường thẳng đã cho.
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho đường thẳng d có phương trình \(x-1=\frac{y}{2}=z\) và đường thẳng d' có phương trình tham số \(x=t;y=-2t+2;z=t-1\). Chọn câu đúng ?
    • Có đúng một đường cắt và vuông góc với cả d và d'
    • Không có đường thẳng nào cắt và vuông góc với cả d và d'
    • Có vô số đường thẳng cắt và vuông góc với cả d và d'
    • Có đúng hai đường thẳng cắt và vuông góc với cả d và d'
    Hướng dẫn giải:

    Ta có nhận xet:
    - Nếu hai đường thẳng chéo nhau thì có duy nhất một đường thẳng cắt và vuông góc với hai đường thẳng đó.
    - Nếu hai đường thẳng cát nhau thì có duy nhất một đường thẳng cắt và vuông góc với hai đường thẳng đó
    - Nếu hai đường thẳng song song thì có vô số đường thẳng cắt và vuông góc với hai đường thẳng đó.
    - Nếu hai đường thẳng trùng nhau thì có vô số đường thẳng cắt và vuông góc với hai đường thẳng đó.
    Ta có:
    + đường thẳng \(x-1=\frac{y}{2}=z\) có thể viết dạng: \(\frac{x-1}{1}=\frac{y-0}{2}=\frac{z-0}{1}\) nên nó đi qua điểm (1;0;0) và có vecto. chỉ phương là (1;2;1).
    + đường thẳng \(\begin{cases}x=t\\y=-2t+2\\z=t-1\end{cases}\) đi qua (0;2;-1) và có vecto chỉ phương là (1;-2-1).
    Hai đường thẳng không song song vì hai vecto chỉ phương không cùng phương, vậy chúng chéo nhau hoặc cát nhau => Chỉ có duy nhất một đường thẳng cắt và vuông góc với hai đường thẳng đó.
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho 2 đường thẳng d và d' xác định bởi phương trình \(\begin{cases}z=0\\x-y+1=0\end{cases}\) và \(\begin{cases}z=0\\x-y-1=0\end{cases}\) . Chọn câu đúng ?
    • Có đúng một đường cắt và vuông góc với cả d và d'
    • Không có đường thẳng nào cắt và vuông góc với cả d và d'
    • Có vô số đường thẳng cắt và vuông góc với cả d và d'
    • Có đúng hai đường thẳng cắt và vuông góc với cả d và d'
    Hướng dẫn giải:

    Dễ thấy hai đường thẳng đã cho đều có dạng giao của 2 mặt phẳng. Nhìn vào phương trình ta thấy hai đường thẳng đều nằm trên mặt phẳng z=0, và trên mặt phẳng đó hai đường thẳng có phương trình là x-y+1=0 và x-y-1=0 (sai khác hệ số c) nên hai đường thẳng này song song với nhau. Vì vậy có vô số đường thẳng cắt và vuông góc với d và d'.
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hai đường thẳng d, d' xác định bởi \(d_1:\begin{cases}z=0\\x+y=2\end{cases}\) và \(d_2:\begin{cases}z=1\\x-y=0\end{cases}\). Tìm đường thẳng cắt và và vuông góc với cả d và d' ?
    • \(\begin{cases}x=0\\y=0\end{cases}\)
    • \(\begin{cases}x=0\\y=z\end{cases}\)
    • \(\begin{cases}x=1\\y=1\end{cases}\)
    • \(\begin{cases}x=1\\y=z\end{cases}\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Đường thẳng thứ nhất nằm trên mặt phẳng z=0 (mặt phẳng Oxy), đường thẳng thứ hai nằm trên mặt phẳng z=1 và hai mặt phẳng z=0 và z=1 song song với nhau. Oz là đường vuông góc với cả hai mặt phẳng này nên Oz vuông góc với 2 đường thẳng đã cho.
    Trên mặt phẳng z=0 ta vẽ đường \(d_2':x-y=0\) thì \(d_2'\)//\(d_2\) . Dễ thấy \(d_2'\) cắt \(d_1\) tại điểm (1;1). Từ điểm (1;1) này kẻ đường song song với Oz ta sẽ được đường thẳng cắt và vuông góc với \(d_1\) và \(d_2\). Vậy đường thẳng đó là: \(\begin{cases}x=1\\y=1\end{cases}\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Chọn câu đúng ?
    • Quỹ tích các điểm cách đều hai trục Ox, Oy là một mặt phẳng
    • Quỹ tích các điểm cách đều hai trục Ox, Oy là một đường thẳng
    • Quỹ tích các điểm cách đều hai trục Ox, Oy là hai đường thẳng
    • Quỹ tích các điểm cách đều hai trục Ox, Oy là hai mặt phẳng
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Xem hình vẽ, các điểm cách đều hai trục Ox và Oy là hai mặt phân giác P và Q của góc trong và ngoài góc xOy
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hai đường thẳng d và d' xác định bởi \(\begin{cases}x-1=0\\z=0\end{cases}\) và \(\begin{cases}x+1=0\\z=0\end{cases}\).
    Chọn câu đúng ?
    • Quỹ tích các điểm cách đều hai đường thẳng đó là một mặt phẳng
    • Quỹ tích các điểm cách đều hai đường thẳng đó là một đường thẳng
    • Quỹ tích các điểm cách đều hai đường thẳng đó là hai đường thẳng
    • Quỹ tích các điểm cách đều hai đường thẳng đó là hai mặt phẳng
    Hướng dẫn giải:

    Hai đường thẳng cùng nằm trên mặt z=0 và hai đường thẳng đó song song với nhau (xem hình vẽ).
    01.png
    Quỹ tích các điểm cách đều hai đường thẳng song song là mặt phẳng zOy.
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho điểm A=(0;0;;2), đường thẳng d có phương trình \(2x=y=z\) và đường thẳng d' xác định bởi \(\left\{{}\begin{matrix}x+y-3=0\\z=0\end{matrix}\right.\). Tìm tọa độ của điểm N thuộc đường thẳng d' sao cho đường thẳng AN cắt đường thẳng d tại một điểm.
    • \(N=\left(0;3;0\right)\)
    • \(N=\left(2;1;0\right)\)
    • \(N=\left(1;2;0\right)\)
    • Không có điểm N như thế.
    Hướng dẫn giải:

    Lấy điểm M thuộc đường thẳng d thì M(a;2a;2a). Ta cần tìm a sao cho AM cắt d' tại N.
    Phương trình tham số của đường thẳng AM là:
    \(\left\{{}\begin{matrix}x=at\\y=2at\\z=2+\left(2a-2\right)t\end{matrix}\right.\) (*)
    Để AM cắt d' thì thay (*) vào d' thì hệ sau phải có nghiệm:
    \(\left\{{}\begin{matrix}at+2at-3=0\\2+\left(2a-2\right)t=0\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}t=2\\a=\dfrac{1}{2}\end{matrix}\right.\)
    Giao điểm N có tọa độ là:
    \(\left\{{}\begin{matrix}x=at=1\\y=2at=2\\z=2+\left(2a-2\right)t=0\end{matrix}\right.\)
    Hay là N(1;2;0)