Tổng hợp lý thuyết và bài tập chuyên đề Vị trí tương đối giữa hai mặt phẳng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong hệ tọa độ Oxyz biết A(0;1;2), B(2;-2;1), C(-2;0;1).
    Tìm điểm M nằm trên mặt phẳng (P): 2x + 2y - z + 3 = 0 sao cho MA = MB = MC.
    • M ( 2, 3, -7)
    • M(-2, -3, 7)
    • M( 0, -1, 1)
    • M (2, 3, 7)
    Hướng dẫn giải:

    Gọi M ( x, y, z )
    Ta có: \(\begin{cases}MA=MB\\MB=MC\\M\in\left(P\right)\end{cases}\)
    MA = M B
    \(\Leftrightarrow\left(x-0\right)^2+\left(y-1\right)^2+\left(z-2\right)^2=\left(x-2\right)^2+\left(y+2\right)^2+\left(z-1\right)^2\)
    \(\Leftrightarrow2x-3y-z-2=0\).
    MA = MC
    \(\Leftrightarrow\left(x-0\right)^2+\left(y-1\right)^2+\left(z-2\right)^2=\left(x+2\right)^2+\left(y-0\right)+\left(z-1\right)^2\)
    \(\Leftrightarrow2x+y+z=0\)
    Ta có hệ phương trình:
    \(\begin{cases}2x-3y-z-2=0\\2x+y+z=0\\2x+2y-z+3=0\end{cases}\)
    Từ phương trình thứ hai của hệ rút ra \(z=-2x-y\) rồi thay vào hai phương trình còn lại:
    \(\begin{cases}2x-3y+2x+y-2=0\\2x+2y+2x+y+3=0\end{cases}\)
    \(\Leftrightarrow\begin{cases}4x-2y-2=0\\4x+3y+3=0\end{cases}\)
    \(\Leftrightarrow\begin{cases}x=0\\y=-1\end{cases}\)
    => \(z=-2x-y=-2.0-\left(-1\right)=1\)
    Vậy \(\begin{cases}x=0\\y=-1\\z=1\end{cases}\)
    Vậy M ( 0, -1, 1).
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong hệ tọa độ Oxyz cho lăng trụ đứng \(ABC.DEF\) biết A (0; 0; 0 ), B( 2; 0; 0 ), C ( 0; 2; 0), D ( 0; 0; 2 ).
    Viết phương trình mặt phẳng (ABF).
    • y - z = 0
    • y + z = 0
    • x + y + z = 0
    • x + y + z = 1
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Gọi F ( x , y, z )
    \(\overrightarrow{AD}\left(0;0;2\right)\) và \(\overrightarrow{CF}\left(x,y-2,z\right)\)
    Vì \(\overrightarrow{AD}=\overrightarrow{CF}\) nên \(\begin{cases}x=0\\y-2=0\\z=2\end{cases}\)
    Từ đó suy ra F (0; 2; 2 )
    Phương trình mặt phẳng đi qua 3 điểm A, B, F là mặt phẳng đi qua A(0;0;0) và có vecto pháp tuyến là:
    \(\overrightarrow{n}=\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AF}\right]=\left[\left(2;0;0\right),\left(0;2;2\right)\right]\)
    \(=\left(\left|\begin{matrix}0&0\\2&2\end{matrix}\right|;\left|\begin{matrix}0&2\\2&0\end{matrix}\right|;\left|\begin{matrix}2&0\\0&2\end{matrix}\right|\right)\)
    \(=\left(0;-4;4\right)=-4\left(0;-1;1\right)\)
    Vậy phương trình (ABF) là -y + z = 0 hay là y - z = 0.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGK. Biết A trùng với gốc tọa độ, B(0; a; 0), D(a; 0; 0), E(0;0;b), M là trung điểm của CG, (a,b >0).
    Xác định tỉ số của a và b để mặt phẳng (EBD) vuông góc với mặt phẳng (MBD).
    • \(\frac{a}{b}=1\)
    • \(\frac{a}{b}=2\)
    • \(\frac{a}{b}=4\)
    • \(\frac{a}{b}=\frac{1}{2}\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    • A(0;0;0)
    • B(0;a;0)
    • D(a;0;0)
    • C(a;a;0)
    • E(0;0;b)
    • G(a;a;b)
    do M là trung điểm của CG nên \(M\left(a,a,\frac{b}{2}\right)\).
    Mặt phẳng ( EBD) có VTPT:
    \(\left[\overrightarrow{BD},\overrightarrow{BE}\right]=\left[\left(a;-a;0\right),\left(0;-a;b\right)\right]=\left(\left|\begin{matrix}-a&0\\-a&b\end{matrix}\right|;\left|\begin{matrix}0&a\\b&0\end{matrix}\right|;\left|\begin{matrix}a&-a\\0&-a\end{matrix}\right|\right)\)
    \(=\left(-ab,-ab,-a^2\right)=-a\left(b,b,a\right)\)
    Mặt phẳng (MBD) có VTPT:
    \(\left[\overrightarrow{BD},\overrightarrow{BM}\right]=\left[\left(a;-a;0\right),\left(a;0;\frac{b}{2}\right)\right]=\left(\left|\begin{matrix}-a&0\\0&\frac{b}{2}\end{matrix}\right|;\left|\begin{matrix}0&a\\\frac{b}{2}&a\end{matrix}\right|;\left|\begin{matrix}a&-a\\a&0\end{matrix}\right|\right)\),
    \(=\left(-\frac{ab}{2};-\frac{ab}{2};a^2\right)=-\frac{a}{2}\left(b;b;-2a\right)\).
    Hai mặt phẳng ( EBD ) và ( MBD) vuông góc với nhau nên tích vô hướng của hai vec tơ pháp tuyến bằng 0.
    b.b + b.b +a (-2a) = 0
    \(\Leftrightarrow a^2=b^2\)
    Do a > 0, b > 0 nên \(\frac{a}{b}=1.\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho 4 điểm A(1;-2;0), B(0;-1;-1); C(2;1;-1), D(3;1;4).
    Hỏi có bao nhiêu mặt phẳng cách đều 4 điểm đó?
    • Có 1 mặt phẳng
    • Có 4 mặt phẳng
    • Có 7 mặt phẳng
    • Có vô số mặt phẳng
    Hướng dẫn giải:

    Phương trình mặt phẳng đi qua A, B, C là phương trình đi qua A và nhận \(\overrightarrow{AB};\overrightarrow{AC}\) làm vec tơ chỉ phương.
    => (ABC) đi qua A và có vecto pháp tuyến là \(\left[\overrightarrow{AB};\overrightarrow{AC}\right]\).
    Ta có \(\overrightarrow{AB}=\left(-1;1;1\right)\)
    \(\overrightarrow{AC}=\left(1;3;-1\right)\)
    => \(\left[\overrightarrow{AB};\overrightarrow{AC}\right]=\left(\left|\begin{matrix}1&1\\3&-1\end{matrix}\right|;\left|\begin{matrix}1&-1\\-1&1\end{matrix}\right|;\left|\begin{matrix}-1&1\\1&3\end{matrix}\right|\right)\)
    \(=\left(-4;0;-4\right)\)
    => (ABC) có phương trình:
    \(-4\left(x-1\right)-4z=0\)
    \(\Leftrightarrow x+z-1=0\)
    Thay độ độ D(3;1;4) vào phương trình mặt phẳng (ABC) ta có: 3 + 4 - 1 \(\ne0\) nên \(D\notin\left(ABC\right)\).
    Tức A, B, C, D không đồng phẳng.
    Ta chia các mặt phẳng cách đều bốn điểm thành 2 loại:
    - Loại 1: phân cách 1 điểm với 3 điểm còn lại (D và (ABC); C và (ABD); B và (ACD); A và (BCD)): có 4 mặt phẳng
    - Loại 2: phân cách 2 điểm với 2 điểm còn lại (AB và CD; AD và BC; AC và BD): có 3 mặt phẳng
    Vậy có 7 mặt phẳng
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪