Tổng hợp lý thuyết và bài tập Đường tiệm cận

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I. Tiệm cận ngang, tiệm cận đứng, tiệm cận xiên

    1. Định nghĩa tiệm cận ngang:

    Đường thẳng \(y=y_0\) được gọi là đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=f\left(x\right)\) nếu \(\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}f\left(x\right)=y_0\) hoặc \(\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}f\left(x\right)=y_0\)
    2. Định nghĩa tiệm cận đứng :

    Đường thẳng \(x=x_0\) được gọi là đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y=f\left(x\right)\) nếu một trong các điều kiện sau thỏa mãn:
    \(\lim\limits_{x\rightarrow x^+_0}f\left(x\right)=+\infty;\lim\limits_{x\rightarrow x^+_0}f\left(x\right)=-\infty;\lim\limits_{x\rightarrow x_0^-}f\left(x\right)=+\infty\); \(\lim\limits_{x-x^-_0}f\left(x\right)=-\infty\)
    3. Định nghĩa tiệm cận xiên :

    Đường thẳng \(y=ax+b,\left(a\ne0\right)\) được gọi là đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số \(y=f\left(x\right)\) nếu \(\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}\left[f\left(x\right)-\left(ax+b\right)\right]=0\) hoặc \(\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}\left[f\left(x\right)-\left(ax+b\right)\right]=0\)
    II Qui tắc tìm các đường tiệm cận

    1. Tìm tiệm cận ngang và tiệm cận đứng.

    • Tìm \(\lim\limits_{x\rightarrow\pm\infty}f\left(x\right)\) ⇒TCN.
    • Tìm \(\lim\limits_{x\rightarrow x^{\pm}_0}f\left(x\right)\) ⇒TCĐ.
    Lưu ý :
    \(x_0\) thường là một nghiệm của mẫu.
    2. Tìm tiệm cận xiên.

    • C1 : Viết lại hàm số dưới dạng \(y=ax+b+g\left(x\right)\). Chỉ ra \(\lim\limits_{x\rightarrow\pm\infty}\left[y-\left(ax+b\right)\right]=0\) ⇒TCX.
    • C2 : Tính \(a=\lim\limits_{x\rightarrow\pm\infty}\frac{f\left(x\right)}{x}\) và \(b=\lim\limits_{x\rightarrow\infty}\left[f\left(x\right)-ax\right]\) ⇒TCX.
    III. Các ví dụ

    Ví dụ 1 :
    Tìm tiệm cận của đồ thị hàm số :
    \(f\left(x\right)=\frac{2x-1}{x+2}\)
    Bài giải :
    Hàm số đã cho xác định trên tập hợp \(R\backslash\left\{2\right\}\)
    Ta có \(\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}f\left(x\right)-\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}\frac{2x-1}{x+2}=\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}\frac{2-\frac{1}{x}}{1+\frac{2}{x}}=2\)
    và \(\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}f\left(x\right)-\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}\frac{2x-1}{x+2}=\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}\frac{2-\frac{1}{x}}{1+\frac{2}{x}}=2\)
    \(\Rightarrow y=2\) là tiệm cận ngang của đồ thị khi \(x\rightarrow-\infty\) và \(x\rightarrow+\infty\)
    \(\lim\limits_{x\rightarrow\left(-2\right)^-}f\left(x\right)=\lim\limits_{x\rightarrow\left(-2\right)^-}\frac{2x-1}{x+2}=-\infty\)
    và \(\lim\limits_{x\rightarrow\left(-2\right)^+}f\left(x\right)=\lim\limits_{x\rightarrow\left(-2\right)^+}\frac{2x-1}{x+2}=+\infty\)
    \(\Rightarrow x=-2\) là tiệm cận đứng của đồ thị khi \(x\rightarrow\left(-2\right)^-\) và \(x\rightarrow\left(-2\right)^+\)
    \(\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}\frac{f\left(x\right)}{x}=\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}\frac{2x-1}{x\left(x+2\right)}=0\Rightarrow\) hàm số f không có tiệm cận xiên khi \(x\rightarrow-\infty\)
    \(\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}\frac{f\left(x\right)}{x}=\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}\frac{2x-1}{x\left(x+2\right)}=\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}\frac{2-\frac{1}{x}}{x+2}=0\Rightarrow\) hàm số f không có tiệm cận xiên khi \(x\rightarrow+\infty\)
    Ví dụ 2 :
    Tìm tiệm cận của đồ thị hàm số :
    \(f\left(x\right)=\frac{x^2-x+1}{x-1}\)
    Bài giải :
    Hàm số xác định trên tập hợp \(D=R\backslash\left\{1\right\}\)
    Ta có : \(f\left(x\right)=x+\frac{1}{x+1}\)
    \(\Rightarrow\lim\limits_{x\rightarrow1^+}f\left(x\right)=\lim\limits_{x\rightarrow1^+}x+\frac{1}{x+1}=+\infty\)
    và \(\lim\limits_{x\rightarrow1^-}f\left(x\right)=\lim\limits_{x\rightarrow1^-}\left(x+\frac{1}{x-1}\right)=-\infty\Rightarrow x=1\) là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số
    \(\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}f\left(x\right)=\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}\left(x+\frac{1}{x}\right)=+\infty\)
    và \(\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}f\left(x\right)=\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}\left(x+\frac{1}{x-1}\right)=-\infty\Rightarrow\) hàm số không có tiệm cận ngang
    \(\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}\left(f\left(x\right)-x\right)=\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}\frac{1}{x-1}\) và \(\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}\left(f\left(x\right)-x\right)=\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}\frac{1}{x-1}=0\)
    \(\Rightarrow y=x\) là tiệm cận của đồ thị hàm số khi \(x\rightarrow+\infty\) và \(x\rightarrow-\infty\)
    Ví dụ 3 :
    Cho hàm số \(y=\frac{mx+1}{2x-3}\) có đồ thị \(\left(C_m\right)\)
    a. Tìm m để hàm số có tiệm cận đứng của đồ thị \(\left(C_m\right)\)
    b. Tìm m để \(\left(C_m\right)\) cắt đường thẳng \(\Delta:y=x-2\) ở 1 nhánh ở \(\left(C_m\right)\)
    Bài giải :
    a. Đồ thị \(\left(C_m\right)\) có tiệm cận đứng \(\Leftrightarrow1+\frac{3m}{2}\ne0\Leftrightarrow m\ne-\frac{2}{3}\)
    Khi đó đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là \(x=\frac{3}{2}\)
    b. Xét phương trình có hoành độ và giao điểm của \(\Delta\) và \(\left(C_m\right)\):
    \(\frac{mx+1}{2x-3}=x-2\Leftrightarrow2x^2-\left(m+7\right)x+5=0\) (1)
    Để \(\left(C_m\right)\) cắt đường thẳng \(\Delta:y=x-2\) ở 1 nhánh ở \(\left(C_m\right)\) thì phương trình (1) có nghiệm \(x_1,x_2;\left(x_1\le x_2\right)\), thỏa mãn :
    \(x_1\le x_2< \frac{3}{2}\) hoặc \(x_1\le x_2< \frac{3}{2}\Leftrightarrow\Delta\ge0\) và \(\left[\begin{array}{nghiempt}x_1-\frac{3}{2}\le x_2-\frac{3}{2}< 0\\0< x_1-\frac{3}{2}\le x_2-\frac{3}{2}\end{array}\right.\)
    \(\Leftrightarrow\begin{cases}m\in\left(-\infty;-7-\sqrt{40}\right)\cup\left(-7+\sqrt{40};+\infty\right)\\\left(x_1-\frac{3}{2}\right)\left(x_2-\frac{3}{2}\right)>0\end{cases}\)
    <=> \(m\in\)(\(-\infty;-7-\sqrt{40}\)] \(\cup\) [\(-7+\sqrt{40};+\infty\)) và \(x_1x_2-\frac{3}{2}\left(x_1+x_2\right)+\frac{9}{4}>0\)
    Theo định lý Viet ta có :
    \(\begin{cases}x_1+x_2=\frac{m+7}{2}\\x_1.x_2=\frac{5}{2}\end{cases}\)
    Thay vào ta có : \(m\in\)(\(-\infty;-7-\sqrt{40}\)] \(\cup\) [\(-7+\sqrt{40};+\infty\)) và \(m< -\frac{2}{3}\)
    \(\Leftrightarrow-7+\sqrt{40}\le m< -\frac{2}{3}\) hoặc \(m\le-7-\sqrt{40}\)
    Vậy (\(-\infty;-7-\sqrt{40}\)] \(\cup\) [ \(-7+\sqrt{40};-\frac{2}{3}\))
    Ví dụ 3 :
    Cho hàm số \(y=\frac{-x+1}{x-2}\) có đồ thị (C)
    a. Chứng minh tích các khoảng cách từ điểm M bất kỳ thuộc (C) đến 2 đường tiệm cận là một giá trị không đổi
    b. Tìm điểm M thuộc (C) để tổng các khoảng cách từ M đến 2 đường tiệm cận đạt giá trị nhỏ nhất
    c. Tìm trên (C) các điểm A, B sao cho độ dài AB = 4 và đường thẳng AB vuông góc với đường thẳng y = x
    Bài giải
    a. Ta có tiệm cận đứng là x = 2, tiệm cận ngang là y = - 1
    Gọi \(M\left(x_0;\frac{-x_0+1}{x_0-2}\right);x_0\ne2\)
    Gọi \(d_1;d_2\) lần lượt là khoảng cách từ M đến tiệm cận đứng và tiệm cận ngang thì : \(d_1d_2=\left|x_0-2\right|.\left|\frac{-1}{x_0-2}\right|=1\)là một giá trị không đổi
    b. Ta có \(d_1+d_2=\left|x_0-2\right|+\left|\frac{-1}{x_0-2}\right|\ge2\)
    Suy ra \(d_1+d_2\) nhỏ nhất khi và chỉ khi \(\left|x_0-2\right|=\left|\frac{-1}{x_0-2}\right|\Leftrightarrow\left[\begin{array}{nghiempt}x_0=1\\x_0=3\end{array}\right.\)
    Từ đó ta có các điểm cần tìm là \(M_1\left(1;0\right);M_2\left(3;-2\right)\)
    c. Vì đường thẳng AB vuông góc với \(y=x\) nên phương trình của AB là \(y=-x+m\)
    Hoành độ của A, B là nghiệm của phương trình :
    \(\frac{-x+1}{x-2}=-x+m\Leftrightarrow\begin{cases}x^2-\left(m+3\right)x+2m+1=0\left(b\right)\\x\ne2\end{cases}\)
    Để tồn tại các điểm A và B thì phương trình (b) có nghiệm khác 2
    \(\Leftrightarrow\begin{cases}\Delta=m^2-2m+5>0\\4-\left(m+3\right).2+2m+1\ne0\end{cases}\)(đúng với mọi m)
    Gọi \(A\left(x_1;-x_1+m\right);B\left(x_2;-x_2+m\right)\) với \(x_1;x_2\) là nghiệm của phương trình (b)
    Theo định lí Viet ta có : \(x_1+x_2=m+3;x_1x_2=2m+1\)
    Theo giả thiết bài toán thì \(AB^2=16\Leftrightarrow\left(x_2-x_1\right)^2+\left(y_2-y_1\right)^2=16\)
    \(\Leftrightarrow\left(x_2-x_1\right)^2+\left(-x_2+m+x_1-m\right)^2=16\)
    \(\Leftrightarrow\left(x_2-x_1\right)^2=8\)
    \(\Leftrightarrow m^2-2m-3=0\Leftrightarrow\left[\begin{array}{nghiempt}m=3\\m=-1\end{array}\right.\)
    * Với m = 3 , phương trình (b) trở thành \(x^2-6x+7=0\Leftrightarrow x=3\pm\sqrt{2}\)
    Suy ra 2 điểm A, B cần tìm là \(\left(3+\sqrt{2};-\sqrt{2}\right);\left(3-\sqrt{2};\sqrt{2}\right)\)
    * Với m = - 1 ta có 2 điểm A, B cần tìm là : \(\left(1+\sqrt{2};-2-\sqrt{2}\right);\left(1-\sqrt{2};-2+\sqrt{2}\right)\)
    Vậy cặp điểm thỏa mãn : \(\left(3+\sqrt{2};-\sqrt{2}\right);\left(3-\sqrt{2};\sqrt{2}\right)\) hoặc \(\left(1+\sqrt{2};-2-\sqrt{2}\right);\left(1-\sqrt{2};-2+\sqrt{2}\right)\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y=\frac{2x-1}{x+3}\) là đường thẳng có phương trình nào dưới đây?
    • x = 1/2
    • x = -1/3
    • x = -3
    • x = 3
    Hướng dẫn giải:

    \(y=\frac{2x-1}{x+3}=\frac{2x+6-7}{x+3}=\frac{2\left(x+3\right)-7}{x+3}=2-\frac{7}{x+3}\)
    \(\lim\limits_{x\rightarrow-3^+}y=\lim\limits_{x\rightarrow-3^+}\left(2-\frac{7}{x+3}\right)=-\infty\)
    Vậy x = -3 là tiệm cận đứng của đồ thị.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=\frac{3x-1}{-x+2}\)
    • y = -3
    • y = 2
    • y = 3
    • y = 1/3
    Hướng dẫn giải:

    \(y=\frac{3x-1}{-x+2}=\frac{-3\left(-x+2\right)+5}{-x+2}=-3+\frac{5}{-x+2}\)
    \(\lim\limits_{x\rightarrow\pm\infty}y=\lim\limits_{x\rightarrow\pm\infty}\left(-3+\frac{5}{-x+2}\right)=-3\)
    Vậy y = -3 là tiệm cận ngang của đồ thị.
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tiệm cận xiên của đồ thị hàm số \(y=\frac{x^2-3x+2}{x-4}\)
    • y = x + 2
    • y = x - 1
    • y = x +1
    • y = x + 4
    Hướng dẫn giải:

    \(y=\frac{x^2-3x+2}{x-4}=\frac{x^2-4x+x-4+6}{x-4}=\frac{x\left(x-4\right)+\left(x-4\right)+6}{x-4}=x+1+\frac{6}{x-4}\)
    Ta có:
    \(\lim\limits_{x\rightarrow\pm\infty}\left(y-x-1\right)=\lim\limits_{x\rightarrow\pm\infty}\frac{6}{x-4}=0\)
    Vậy tiệm cận xiên của đồ thị là y = x + 1
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hàm số \(y=\frac{mx^2+\left(m^2+m+2\right)x+m^2+3}{x+1}\). Tìm m để khoảng cách từ gốc tọa độ đến tiệm cận xiên hoặc ngang là nhỏ nhất.
    • 0
    • 1
    • 2
    • -1
    Hướng dẫn giải:

    \(y=\frac{mx^2+\left(m^2+m+2\right)x+m^2+3}{x+1}\)
    \(=\frac{\left(mx^2+mx\right)+\left(m^2+2\right)x+\left(m^2+2\right)+1}{x+1}\)
    \(=\frac{mx\left(x+1\right)+\left(m^2+2\right)\left(x+1\right)+1}{x+1}\)
    \(=mx+m^2+2+\frac{1}{x+1}\)
    Ta có:
    \(\lim\limits_{x\rightarrow\pm\infty}\left(y-mx-m^2-2\right)=\lim\limits_{x\rightarrow\pm\infty}\frac{1}{x+1}=0\)
    Vậy đồ thị đứng hoặc xiên của hàm số là \(y=mx+m^2+2\).
    Hay là: \(mx-y+m^2+2=0\)
    Khoảng cách từ gốc tọa độ O(0;0) đến đường thẳng này là:
    \(\frac{\left|m.0-0+m^2+2\right|}{\sqrt{m^2+1}}=\frac{m^2+2}{\sqrt{m^2+1}}=\frac{m^2+1+1}{\sqrt{m^2+1}}\)
    \(=\sqrt{m^2+1}+\frac{1}{\sqrt{m^2+1}}\ge2\sqrt{\sqrt{m^2+1}\frac{1}{\sqrt{m^2+1}}}=2\) (Áp dụng bđt Côsi)
    Khoảng cách bé nhất bằng 2 khi
    \(\sqrt{m^2+1}=\frac{1}{\sqrt{m^2+1}}\) => m = 0
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hàm số \(y=\frac{x-1}{x-2}\) Tìm điểm M thuộc độ thị hàm số sao cho tổng khoảng cách từ M đến hai đường tiệm cận đạt giá trị nhỏ nhất.
    • M(0 ; 0)
    • M(3; 2) hoặc M(1; 0)
    • M(2 ; 1)
    • Không tìm được
    Hướng dẫn giải:

    \(y=\frac{x-1}{x-2}=\frac{x-2+1}{x-2}=1+\frac{1}{x-2}\)
    - Tiệm cận đứng x = 2 (vì \(\lim\limits_{x\rightarrow2^+}y=\lim\limits_{x\rightarrow2^+}\left(1+\frac{1}{x-2}\right)=+\infty\) và \(\lim\limits_{x\rightarrow2^-}y=\lim\limits_{x\rightarrow2^-}\left(1+\frac{1}{x-2}\right)=-\infty\) )
    - Tiệm cận ngang y = 1 (vì \(\lim\limits_{x\rightarrow\pm\infty}y=\lim\limits_{x\rightarrow\pm\infty}\left(1+\frac{1}{x-2}\right)=1\))
    01.png
    Với điểm M(x,y) bất kỳ thì:
    - khoảng cách từ M đến tiệm cận đứng x = 2 là |x - 2|
    - khoảng cách từ M đến tiệm cận ngang y = 1 là |y - 1|.
    Vậy điểm M nằm trên đồ thị và tổng khoảng cách đến hai tiệm cận nhỏ nhất phải thỏa mãn:
    \(\begin{cases}y=1+\frac{1}{x-2}\\d=\left|x-2\right|+\left|y-1\right|\rightarrow Min\end{cases}\)
    Từ phương trình đầu ta suy ra: \(y-1=\frac{1}{x-2}\) thay vào hàm tổng khoảng cách ở dưới ta có:
    \(d=\left|x-2\right|+\left|y-1\right|\rightarrow Min\)
    \(\Rightarrow d=\left|x-2\right|+\frac{1}{\left|x-2\right|}\rightarrow Min\)
    Theo Cô-si ta có
    \(d=\left|x-2\right|+\frac{1}{\left|x-2\right|}\ge2\sqrt{\left|x-2\right|.\frac{1}{\left|x-2\right|}}=2\) (bằng khi \(\left|x-2\right|=\frac{1}{\left|x-2\right|}\))
    Vậy d nhỏ nhất khi \(\left|x-2\right|=\frac{1}{\left|x-2\right|}\), hay là \(\left(x-2\right)^2=1\)
    => \(\left[\begin{array}{nghiempt}x=3\\x=1\end{array}\right.\)
    Với x = 3 thì \(y=1+\frac{1}{3-2}=2\) ta có M(3;2)
    Với x = 1 thì \(y=1+\frac{1}{1-2}=0\) ta có M(1; 0)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hàm số \(y=\frac{x^2+2mx+3}{x+m}\) tìm m để đồ thị hàm số có tiệm cận xiên đi qua điểm A(-1 ;0).
    • 0
    • 1
    • -1
    • 2
    Hướng dẫn giải:

    \(y=\frac{x^2+2mx+3}{x+m}=\frac{x^2+mx+mx+m^2-m^2+3}{x+m}\)
    \(=\frac{x\left(x+m\right)+m\left(x+m\right)-m^2+3}{x+m}=x+m-\frac{m^2-3}{x+m}\)
    Tiệm cận xiên của đồ thị là đường thẳng \(y=x+m\) (vì \(\lim\limits_{x\rightarrow\pm\infty}\left(y-x-m\right)=\lim\limits_{x\rightarrow\pm\infty}\frac{-m^2+3}{x+m}=0\))
    Để tiệm cận xiên \(y=x+m\) đi qua A(-1; 0) thì ta có:
    \(0=-1+m\) => \(m=1\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hàm só y = f(x) có \(\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}f\left(x\right)=1\) và \(\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}f\left(x\right)=-1\). Khẳng định nào sau đây là đúng?
    • Đồ thị hàm số f(x) không có tiệm cận ngang
    • Đồ thị hàm số đã cho có đúng một tiệm cận ngang
    • Đồ thị hàm số đã cho có hai tiệm cận ngang là các đường thẳng y = 1 và y = -1
    • Đồ thị hàm số đã cho có hai tiệm cận ngang là các đường thẳng x = 1 và x = -1
    Hướng dẫn giải:

    Vì \(\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}f\left(x\right)=1\) nên y = 1 là tiệm cận ngang của đồ thị.
    Vì \(\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}f\left(x\right)=-1\) nên y = -1 là tiệm cận ngang của đồ thị.
    Vậy đồ thị có hai tiệm cận ngang là y = 1 và y = -1.
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho đồ thị hàm số
    \(y=\frac{x+1}{\sqrt{mx^2+1}}\)
    có hai tiệm cận ngang.
    • Không có giá trị nào của m thỏa mãn yêu cầu của đề bài
    • \(m< 0\)
    • \(m=0\)
    • \(m>0\)
    Hướng dẫn giải:

    Khi \(\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}y\) hoặc \(\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}y\) tồn tại thì đồ thi y có tiệm cận ngang, vì khi hai giới hạn này cùng tồn tại và khác nhau thì đồ thị của y có hai tiệm cận ngang khác nhau.
    Ta có:
    \(\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}y=\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}\frac{x+1}{\sqrt{mx^2+1}}=\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}\frac{1+\frac{1}{x}}{\frac{1}{x}\sqrt{mx^2+1}}\)
    \(=\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}\frac{1+\frac{1}{x}}{\sqrt{\frac{1}{x^2}\left(mx^2+1\right)}}=\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}\frac{1+\frac{1}{x}}{\sqrt{m+\frac{1}{x^2}}}\) (chú ý khi đưa 1/x vào trong căn ở mẫu số, \(x\rightarrow+\infty\) ; x dương)
    \(\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}y\) \(=\frac{1}{\sqrt{m}}\)
    Để có \(\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}y\) thì m > 0
    Tương tự
    \(\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}y=\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}\frac{x+1}{\sqrt{mx^2+1}}=\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}\frac{1+\frac{1}{x}}{\frac{1}{x}\sqrt{mx^2+1}}\)
    Với chú ý là \(x\rightarrow-\infty\) có nghĩa là x < 0, đưa 1/x vào trong căn ở mẫu số trong giới hạn trên ta có (chú ý: với a < 0 thì a = \(-\sqrt{a^2}\))
    \(\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}y=\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}\frac{1+\frac{1}{x}}{-\sqrt{\frac{1}{x^2}\left(mx^2+1\right)}}=\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}\frac{1+\frac{1}{x}}{-\sqrt{m+\frac{1}{x^2}}}\)
    => \(\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}y=-\frac{1}{\sqrt{m}}\)
    Để \(\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}y\) tồn tại thì m > 0
    Để đồ thị của y có hai tiệm cận ngang khác nhau thì điều này luôn xảy ra với m > 0.
    Vậy m > 0 thì đồ thị hàm số có hai tiệm cận ngang khác nhau.
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hàm số \(y=\frac{x^2+3x+2}{x+4}\) có đồ thị (C). Tìm kết quả sai ?
    • Tâm đối xứng của (C) : \(I\left(-4;-5\right)\)
    • Tích số khoảng cách từ một điểm \(M\in\left(C\right)\) đến hai tiệm cận bằng \(3\sqrt{2}\)
    • Tích số : \(y_{CĐ}.y_{CT}=1\)
    • Phương trình tiếp tuyến tại \(A\left(-1;0\right)\in\left(C\right):x-3y+3=0\)
    Hướng dẫn giải:

    \(y=\frac{x^2+3x+2}{x+4}=x-1+\frac{6}{x+4}\)
    Tiệm cận đứng \(x+4=0\)
    Tiệm cận xiên \(y=x-1\)
    \(y'=\frac{x^2+8x+10}{\left(x+4\right)^2}\). Phương trình \(y'=0\) có 2 nghiệm \(x_1+x_2=-8;x_1.x_2=10\)
    Giao điểm tiệm cận là tâm đối xứng của (C) : \(I\left(-4;-5\right)\)
    \(M\left(x_0;x_0-1+\frac{6}{x_0+4}\right)\in\left(C\right)\)
    Khoảng cách từ M đến tiệm cận đứng : \(\left|t_1\right|=\left|x_0+4\right|\)
    Khoảng cách từ M đến tiệm cận xiên : \(\left|t_2\right|=\frac{\left|x_0-x_0+1-\frac{6}{x_0+4}-1\right|}{\sqrt{2}}=\frac{6}{\sqrt{2}\left|x_0+4\right|}\)
    \(\Rightarrow\left|t_1\right|.\left|t_2\right|=\frac{6}{\sqrt{2}}=3\sqrt{2}\)
    \(\frac{u'}{v'}=2x+3\Rightarrow y_{CĐ}=2x_1+3\)
    \(y_{CT}=2x_2+3\)
    \(y_{CĐ}.y_{CT}=4x_1x_2+6\left(x_1+x_2\right)+9=4.10+6\left(-8\right)+9=1\)