Tổng hợp lý thuyết và bài tập Đường tiệm cận

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đồ thị hàm số \(y=\frac{x^2+1}{x^2-4\left|x\right|-5}\) có bao nhiêu tiệm cận đứng?
    • 0
    • 4
    • 2
    • 1
    Hướng dẫn giải:

    Vì \(x^2=\left|x\right|^2\) nên \(y=\frac{x^2+1}{\left(\left|x\right|+1\right)\left(\left|x\right|-5\right)}\) , do đó \(\lim\limits_{x\rightarrow-5}y=+\infty\) và \(\lim\limits_{x\rightarrow5}y=+\infty\) . Do đó \(y=-5\) và \(y=5\) là 2 tiệm cận ngang của đồ thị hàm số. Chọn C.
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm các giá trị của tham số m để đồ thị hàm số \(y=\frac{x^2+x-2}{x^2-2x+m}\) có 2 đường tiệm cận đứng phân biệt.
    • \(m\in\left(-\infty;1\right)\)
    • \(m\in\left(-\infty;-8\right)\cup\left(-8;1\right)\)
    • \(m< -1\)
    • \(-8< m< 1\)
    Hướng dẫn giải:

    Mẫu thức phải có 2 nghiệm phân biệt khác nghiệm của tử thức. Tử thức có 2 nghiệm phân biệt là \(x=1,x=-2\) vì thế 1 và \(-2\) phải không là nghiệm của tử thức, tức là \(m\ne1,m\ne-8\) . Mẫu thức có 2 nghiệm phân biệt khi
    \(\Delta=1-m>0\) hay \(m< 1\). Vì vậy B là phương án trả lời đúng.
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đường thẳng nào dưới đây là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y=\frac{2x+1}{x+1}\) ?
    • \(x=1\)
    • \(y=-1\)
    • \(y=2\)
    • \(x=-1\)
    Hướng dẫn giải:

    Tiệm cận đứng thường là đường thẳng làm cho mẫu số của hàm số bằng 0.
    \(x=-1\) là tiệm cận đứng vì:
    \(\lim\limits_{x\rightarrow1}\frac{2x+1}{x+1}=\lim\limits_{x\rightarrow1}\left(2-\frac{1}{x+1}\right)=-\infty\)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm tất cả các tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y=\frac{2x-1-\sqrt{x^2+x+3}}{x^2-5x+6}\) ?
    • \(x=-3\) và \(x=-2\)
    • \(x=-3\)
    • \(x=3\) và \(x=2\)
    • \(x=3\)
    Hướng dẫn giải:

    Mẫu số \(x^2-5x+6=0\) khi \(x=3;x=2\).
    *)Với \(x=3\) thì tử số \(2x-1-\sqrt{x^2+x+3}=2.3-1-\sqrt{3^2+3+3}\ne0\) . Suy ra \(x=3\) là một tiệm vân đứng.
    *) Với \(x=2\) thì tử số \(2x-1-\sqrt{x^2+x+3}=2.2-1-\sqrt{2^2+2+3}=0\). Ta tính giới hạn của y khi x tiến tới 2 như sau:
    \(\lim\limits_{x\rightarrow2}\frac{2x-1-\sqrt{x^2+x+3}}{x^2-5x+6}=\lim\limits_{x\rightarrow2}\frac{\left[2x-1-\sqrt{x^2+x+3}\right]\left[2x-1+\sqrt{x^2+x+3}\right]}{\left(x^2-5x+6\right)\left[2x-1+\sqrt{x^2+x+3}\right]}\)
    \(=\lim\limits_{x\rightarrow2}\frac{\left(2x-1\right)^2-\left(x^2+x+3\right)}{\left(x-3\right)\left(x-2\right)\left[2x-1+\sqrt{x^2+x+3}\right]}\)
    \(=\lim\limits_{x\rightarrow2}\frac{3x^2-5x-2}{\left(x-3\right)\left(x-2\right)\left[2x-1+\sqrt{x^2+x+3}\right]}\)
    \(=\lim\limits_{x\rightarrow2}\frac{\left(3x+1\right)\left(x-2\right)}{\left(x-3\right)\left(x-2\right)\left[2x-1+\sqrt{x^2+x+3}\right]}\)
    \(=\lim\limits_{x\rightarrow2}\frac{3x+1}{\left(x-3\right)\left[2x-1+\sqrt{x^2+x+3}\right]}=\frac{3.2+1}{\left(2-3\right)\left[2.2-1+\sqrt{2^2+2+3}\right]}=-\frac{7}{6}\ne\infty\)
    Vậy \(x=2\) không phải là tiệm cận đứng.
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hàm số \(y=f\left(x\right)\) có \(\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}f\left(x\right)=1,\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}f\left(x\right)=-1\). Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?
    • Đồ thị hàm số đã cho không có tiệm cận ngang.
    • Đồ thị hàm số đã cho có đúng một tiệm cận ngang.
    • Đồ thị hàm số đã cho có hai tiệm cận ngang là các đường thẳng \(y=1\) và \(y=-1\).
    • Đồ thị hàm số có hai tiệm cận ngang là các đường thẳng \(x=1\) và \(x=-1\).
    Hướng dẫn giải:

    Theo định nghĩa tiệm cận ngang thì các đường thẳng \(y=1\)và \(y=-1\) là hai tiệm cận ngang của đồ thị hàm số đã cho vì có \(\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}f\left(x\right)=1,\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}f\left(x\right)=-1\).
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hàm số \(y=f\left(x\right)\) có bảng biến thiên như sau:
    01.jpg
    Hỏi đồ thị hàm số đã cho có bao nhiêu đường tiệm cận?
    • 1.
    • 3.
    • 2.
    • 4.
    Hướng dẫn giải:

    Từ bảng biến thiên ta thấy: \(\lim\limits_{x\rightarrow-2^+}f\left(x\right)=-\infty,\lim\limits_{x\rightarrow0^-}f\left(x\right)=+\infty,\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}f\left(x\right)=0\) nên đồ thị có hai đường tiệm cận đứng \(x=-2;x=0\) và một đường tiệm cận ngang \(y=0\).
    Đáp số: 3.
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm số đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y=\dfrac{x^2-3x-4}{x^2-16}\).
    • 2.
    • 3.
    • 1.
    • 0.
    Hướng dẫn giải:

    Tam thức tử số có hai nghiêm là -1 và 4; Tam thức mẫu số có hai nghiệm là 4 và -4. Do đó
    \(y=\dfrac{\left(x-4\right)\left(x+1\right)}{\left(x-4\right)\left(x+4\right)}\)
    Tập xác định của hàm số là \(\mathbb{R}\backslash\left\{-4;4\right\}\). Trên tập xác định này ta có \(y=\dfrac{x+1}{x+4}\).
    Như vậy \(\lim\limits_{x\rightarrow4}y=\dfrac{5}{8};\lim\limits_{x\rightarrow-4}y=\infty\). Hàm số có tiệm cận đứng duy nhất là \(x=-4\).