Tổng hợp lý thuyết và bài tập Ôn tập chương Tổ hợp - Xác suất

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Sắp 7 quyển sách mỹ thuật, 8 quyển sách kĩ thuật trên một giá sách. Có bao nhiêu cách sắp xếp để sách mỹ thuật nằm cạnh sách kĩ thuật.
    • \(A^7_9.8!\)
    • \(C^7_9.8!\)
    • \(C^7_9.8!\)
    • \(7!.8!\)
    Hướng dẫn giải:

    Sắp xếp 8 quyển kĩ thuật trên giá sách có 8! cách sắp xếp.
    Giữa 8 quyển sách này có 9 khoảng trống (2 khoảng trống bên cạnh và 7 khoảng trống ở giữa hai quyển sách).
    Giữa 9 khoảng trống này có \(A^7_9\) cách sắp xếp 7 quyển sách kĩ thuật.
    Vậy có \(A^7_9.8!\) cách sắp xếp.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Với các số 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số sao cho chữ số 4 và 5 không đứng cạnh nhau ?
    • 48 cách
    • 72 cách
    • 50 cách
    • 65 cách
    Hướng dẫn giải:

    Số các số có 5 chữ số được tạo thành từ các số 1, 2, 3, 4, 5 là 5!.
    Ghép 4 và 5 thành một cặp đứng cạnh nhau có 2! cách sắp xếp.
    Xếp cặp 4 và 5 và các số 1, 2, 3 còn lại có 4! cách sắp xếp.
    Vậy số các số có 5 chữ số tạo thành từ 1, 2, 3, 4, 5 trong đó 4 và 5 đứng cạnh nhau là: 2!.4!.
    Số các số có 5 chữ số tạo thành từ 1, 2, 3, 4, 5 sao cho số 4 và 5 không đứng cạnh nhau là: \(51-2!.4!=72\).
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Biết \(x\in N\) và \(x\) thỏa mãn \(C^1_x+6C^2_x+3C^3_x=2x^2-14x\) . Tìm giá trị x.
    • \(x=14\)
    • \(x=13\)
    • \(x=7\)
    • \(x=10\)
    Hướng dẫn giải:

    \(C^1_x+6C^2_x+6C^3_x=2x^2-14x\)
    \(\Leftrightarrow x+\dfrac{6.x\left(x-1\right)}{2!}+\dfrac{6x.\left(x-1\right)\left(x-2\right)}{3!}=2x^2-14x\)
    \(\Leftrightarrow1+3\left(x-1\right)+\left(x-1\right)\left(x-2\right)=2x^2-14x\)
    \(\Leftrightarrow x^2-14x=0\)
    \(\Leftrightarrow x\left(x-14\right)=0\)
    \(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=0\\x-14=0\end{matrix}\right.\)
    \(\Leftrightarrow x=14\).
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Có 20 điểm trong đó có 5 điểm thẳng hàng, ngoài ra các điểm còn lại không có 3 điểm nào thẳng hàng. Có bao nhiêu tam giác được tạo thành từ 20 điểm trên.
    • 1130 tam giác.
    • 1140 tam giác.
    • 6840 tam giác.
    • 1500 tam giác.
    Hướng dẫn giải:

    Chọn ra các bộ 3 điểm trong 20 điểm có \(C^3_{20}\) (bộ ba điểm).
    Trong \(C^3_{20}\) bộ điểm này có \(C^3_5\) bộ ba điểm thẳng hàng.
    Vậy có số tam giác tạo thành là: \(C^3_{20}-C^3_5=1130\) (tam giác).
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Có 4 nữ sinh tên là Huệ, Hồng, Lan, Hương và 4 nam sinh tên là An, Bình, Hùng, Dũng cùng ngồi quanh một bàn tròn có 8 chỗ. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp biết nam và nữ ngồi cạnh nhau.
    • 144 cách.
    • 150 cách.
    • 576 cách.
    • 1200 cách.
    Hướng dẫn giải:

    Sắp xếp 4 nam sinh trên một bàn tròn có 3! cách sắp xếp (cố định một bạn).
    Giữa 4 nam sinh có 4 chỗ trống nên co 4! cách sắp xếp 4 bạn nữ còn lại.
    Vậy có 3!.4! = 144 cách sắp xếp.
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Biết n thỏa mãn \(A^3_n+C^{n-2}_n=14n\). Tìm hệ số chứa \(x^8\) trong khai triển \(\left(2x^2+x\right)^n\) .
    • 80
    • 100
    • 160
    • 40
    Hướng dẫn giải:

    \(A^3_n+C^{n-2}_n=14n\)
    \(\Leftrightarrow n\left(n-1\right)\left(n-2\right)+\dfrac{n\left(n-1\right)}{2}=14n\)
    \(\Leftrightarrow\left(n-1\right)\left(n-2\right)+\dfrac{n-1}{2}=14\)
    \(\Leftrightarrow n=5\).
    Ta có \(\left(2x^2+x\right)^n=\left(2x^2+x\right)^5=x^5\left(2x+1\right)^5\)\(=\sum_{k=1}^5C^k_52^kx^k.x^5\)
    Ta có \(k+5=8\Leftrightarrow k=3\).
    Vậy hệ số chứa \(x^8\) trong khai triển \(\left(2x^2+x\right)^n\) là: \(C^3_52^3=80\).
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Gieo 1 con xúc sắc 10 lần. Tính xác suất để số lần xuất hiện mặt 6 chấm là 3 lần.
    • \(\dfrac{C^3_{10}.5^7}{6^{10}}\)
    • \(\dfrac{1^3.5^7}{6^{10}}\)
    • \(\dfrac{C^3_{10}.1^3}{6^{10}}\)
    • \(\dfrac{A^3_{10}.5^7}{6^{10}}\)
    Hướng dẫn giải:

    Gọi D là biến cố số lần xuất mặt 6 chấm là 3 lần.
    \(\left|\Omega\right|=6^{10}\)
    Số cách 3 lần xuất hiện mặt 6 chấm là: \(C^3_{10}\). Mỗi lần gieo trong 3 lần gieo này chỉ có 1 cách lựa chọn mặt 6 chấm.
    Trong 7 lần gieo còn lại, mỗi lần gieo có 5 cách lựa chọn.
    \(\left|\Omega_D\right|=C^3_{10}.1^3.5^7\)
    \(P\left(D\right)=\dfrac{C^3_{10}.1^3.5^7}{6^{10}}\)\(=\dfrac{C^3_{10}.5^7}{6^{10}}\).