Tổng hợp lý thuyết và bài tập Phương trình mũ và phương trình lôgarit

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho phương trình \(\log_2\left(-x^2-3x-m+10\right)=3\) có hai nghiệm thực phân biệt trái dấu ?
    • m < 4
    • m < 2
    • m > 2
    • m > 4
    Hướng dẫn giải:

    \(\log_2\left(-x^2-3x-m+10\right)=3\)
    \(\Leftrightarrow-x^2-3x-m+10=2^3\) (chú ý không cần điều kiện biểu thức dưới logarit dương vì biểu thức đó bẳng \(2^3\))
    \(\Leftrightarrow-x^2-3x-m+2=0\)
    Để phương trình trên có hai nghiệm thực trái dấu thì hệ số a và c của tam thức bậc hai trái dấu.
    Tức là: \(-m+2>0\)
    \(m< 2\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho biết phương trình \(\log_3\left(3^{x+1}-1\right)=2x+\log_{\frac{1}{3}}2\) có hai nghiệm; gọi hai nghiệm đó là \(x_1;x_2\). Hãy tính tổng \(S=27^{x_1}+27^{x_2}\)
    • \(S=180\)
    • \(S=45\)
    • \(S=9\)
    • \(S=252\)
    Hướng dẫn giải:

    \(\log_3\left(3^{x+1}-1\right)=2x+\log_{\frac{1}{3}}2\)
    \(\Leftrightarrow3^{x+1}-1=3^{2x+\log_{\frac{1}{3}}2}\)
    \(\Leftrightarrow3^{x+1}-1=3^{2x}.3^{-\log_32}\)
    \(\Leftrightarrow3^{x+1}-1=3^{2x}.\left(3^{\log_32}\right)^{-1}\)
    \(\Leftrightarrow3^{x+1}-1=3^{2x}.2^{-1}\)
    \(\Leftrightarrow3^{x+1}-1=\frac{3^{2x}}{2}\)
    \(\Leftrightarrow2.3.3^x-2=3^{2x}\)
    \(\Leftrightarrow3^{2x}-6.3^x+2=0\)
    \(\Leftrightarrow3^{2x}-6.3^x+2=0\)
    Đặt \(t=3^x\) nên \(t\) là nghiệm phương trình:
    \(t^2-6t+2=0\) (*)
    Phương trình (*) có 2 nghiệm \(t_1;t_2\) và phương trình ban đầu có 2 nghiệm \(x_1;x_2\). Ta có:
    \(S=27^{x_1}+27^{x_2}=\left(3^{x_1}\right)^3+\left(3^{x_2}\right)^3=t_1^3+t_2^3\)
    \(=\left(t_1+t_2\right)\left(t_1^2-t_1t_2+t_2^2\right)\)
    \(=\left(t_1+t_2\right)\left[\left(t_1+t_2\right)^2-3t_1t_2\right]\)
    \(=6\left[\left(6\right)^2-3.2\right]=180\) (vì theo Vi-et: \(t_1+t_2=-\frac{b}{a}=6;t_1t_2=\frac{c}{a}=2\))
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Giải phương trình \((0,8)^{x(x-2)} =(1,25)^{x-3}\) .
    • Phương trình vô nghiệm.
    • \(x=\dfrac{1-\sqrt13}{2}\) hoặc \(x=\dfrac{1+\sqrt13}{2}\) .
    • \(x=-\dfrac{1+\sqrt13}{2}\) hoặc \(x=-\dfrac{1-\sqrt13}{2}\).
    • \(x=\dfrac{3-\sqrt21}{2}\) hoặc \(x=\dfrac{3+\sqrt21}{2}\)
    Hướng dẫn giải:

    Chú ý rằng \(1,25=\dfrac{125}{100}=\dfrac{5}{4}\) và \(0,8=\dfrac{8}{10}=\dfrac{4}{5}=\left(\dfrac{5}{4}\right)^{-1}\)
    Khi đó ta có \(\left(\left(\dfrac{5}{4}\right)^{-1}\right)^{x\left(x-2\right)}=\left(\dfrac{5}{4}\right)^{x-3}\Rightarrow\left(\dfrac{5}{4}\right)^{-x\left(x-2\right)}=\left(\dfrac{5}{4}\right)^{x-3}\)
    \(\Rightarrow-x\left(x-2\right)=x-3\Rightarrow-x^2+x+3=0\)
    \(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=\dfrac{1-\sqrt{13}}{2}\\x=\dfrac{1+\sqrt{13}}{2}\end{matrix}\right.\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho phương trình \(\dfrac{1}{2^{x^2-x}}=\dfrac{3}{5}\) . Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
    • Phương trình đã cho vô nghiệm.
    • Phương trình đã cho có nghiệm duy nhất
    • Phương trình đã cho có hai nghiệm cùng dấu
    • Phương trình đã cho có hai nghiệm trái dấu
    Hướng dẫn giải:

    Viết lại phương trình đã cho thành \(2^{x^2-x}=\dfrac{5}{3}\) . Phương trình tương đương với \(x^2-x-log_2\dfrac{5}{3}=0\) . Vậy phương trình có 2 nghiệm trái dấu. Chọn D.
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪