Tổng hợp lý thuyết và bài tập Sự đồng biến và nghịch biến của hàm số

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) sao cho hàm số \(y=\frac{\tan x-2}{m\tan x-2}\) đồng biến trên khoảng \(\left(0;\frac{\pi}{4}\right)\) ?
    • \(m\le-1\)
    • \(-1\le m\le2\)
    • \(1< m< 2\)
    • \(1< m\le2\)
    Hướng dẫn giải:

    \(y'=\frac{\left(m\tan x-2\right)\frac{1}{\cos^2x}-\left(\tan x-2\right).m.\frac{1}{\cos^2x}}{\left(m\tan x-2\right)^2}\)
    \(=\frac{2\left(m-1\right)}{\cos^2x\left(m\tan x-2\right)^2}\)
    Để hàm số đồng biến trên \(\left(0;\frac{\pi}{4}\right)\) thì ta có hai điều kiện sau:
    - Hàm số xác định trên \(\left(0;\frac{\pi}{4}\right)\)
    - \(y'>0\) với mọi \(x\in\left(0;\frac{\pi}{4}\right)\)
    Để hàm số xác đinh trên \(\left(0;\frac{\pi}{4}\right)\) ta xét 2 trường hợp:
    TH1: m = 0, \(y=-\frac{1}{2}\left(\tan x-2\right)\) là hàm nghịch biến trên \(\left(0;\frac{\pi}{4}\right)\), vậy m = 0 không thỏa mãn
    TH2: \(m\ne0\), khi đó: \(y=\frac{\tan x-2}{m\left(\tan x-\frac{2}{m}\right)}\), để hàm xác định với mọi \(x\in\left(0;\frac{\pi}{4}\right)\) thì \(\frac{2}{m}\notin\left(0;1\right)\) vì \(\tan x\in\left(0;1\right),x\in\left(0;\frac{\pi}{4}\right)\) \(\) \(\Rightarrow\left[\begin{array}{nghiempt}m< 0\\0< m\le2\end{array}\right.\) (vì đang xét \(m\ne0\)). Kết hợp với điều kiện \(y'>0\) (tức là \(m>1\)) ta có: \(1< m\le2\).
    Vậy điều kiện để hàm số đồng biến trên \(\left(0;\frac{\pi}{4}\right)\) là \(1< m\le2\).
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm các bộ ba số thực (a; b; c) để hàm số \(y=x^3+ax^2+bx+c\) đồng biến trên hai khoảng \(\left(-\infty;-1\right)\),\(\left(1;+\infty\right)\); nghịch biến trên khoảng \(\left(-1;1\right)\) và có đồ thị đi qua điểm \(\left(0;1\right)\).
    • \(\left(a;b;c\right)=\left(1;1;1\right)\)
    • \(\left(a;b;c\right)=\left(0;-1;1\right)\)
    • \(\left(a;b;c\right)=\left(-1;-3;1\right)\)
    • \(\left(a;b;c\right)=\left(0;-3;1\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    Từ giả thiết suy ra -1 và 1 là hai điểm cực trị của hàm số, hay \(-1;1\) là hai nghiệm của \(y'=3x^2+2ax+b\), từ đó \(a=0,b=-3\).
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hàm số \(y=\frac{-x+3}{x+1}\). Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
    • Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \(\left(-\infty;-1\right)\) và \(\left(-1;+\infty\right)\)
    • Hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng \(\left(-\infty;-1\right)\) và \(\left(-1;+\infty\right)\)
    • Hàm số nghịch biến trên tập \(\left(-\infty;+\infty\right)\)
    • Hàm số nghịch biến với mọi \(x\)
    Hướng dẫn giải:

    \(y'=-\frac{4}{\left(x+1\right)^2}\)\(< 0,\forall x\in\left(-\infty;-1\right)\) và \(\forall x\in\left(-1;+\infty\right)\) . Hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng \(\left(-\infty;-1\right)\) và \(\left(-1;+\infty\right)\).
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số \(y=x^3+3x^2+\left(m+1\right)x+4m\) nghịch biến trên khoảng \(\left(-1;1\right)\)
    • \(m< 10\)
    • \(m\le-10\)
    • \(m< -10\)
    • \(m\ge-10\)
    Hướng dẫn giải:

    Có \(y'=3x^2+6x+m+1\) . Yêu cầu bài toán được thực hiện khi \(m\le-3x^2-6x-1,\forall x\in\left(-1;1\right)\) hay m không lớn hơn mọi giá trị của hàm số \(f(x)=-3x^2-6x-1\) với \(x\in\left(-1;1\right)\) . Lập bảng biến thiên của hàm số này ta thấy \(-3x^2-6x-1\in\left(-10;2\right)\), do đó chỉ cần \(m\leq -10\) sẽ thỏa mãn điều kiện đề bài
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số \(y=\frac{x-1}{x-m}\) nghịch biến trên khoảng \(\left(-\infty;3\right)\)
    • \(m\ge3\)
    • \(m\ge1\)
    • \(m>1\)
    • \(m>3\)
    Hướng dẫn giải:

    Điều kiện cần là hàm số phải xác định trên khoảng \(\left(-\infty;3\right)\) nên \(m\notin\left(-\infty;3\right)\) từ đó \(m\ge3\) , vì vậy B và C bị loại. Với điều kiện \(m\ge3\) thì \(y'=\frac{-\left(m-1\right)}{\left(x-m\right)^2}< 0,\forall x\in\left(-\infty;3\right)\) , hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left(-\infty;3\right)\) . Vậy phương án trả lời đúng là \(m\ge3\).
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hàm số \(y=x^3-2x^2+x+1\), mệnh đề nào sau đây đúng?
    • Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left(\frac{1}{3};1\right)\)
    • Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left(-\infty;\frac{1}{3}\right)\)
    • Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left(\frac{1}{3};1\right)\)
    • Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left(\frac{1}{3};+\infty\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    \(y'=3x^2-4x+1\)
    \(y'\) có 2 nghiệm là \(\frac{1}{3};1\) và \(y'\) âm khi \(x\in\left(\frac{1}{3};1\right)\) và dương khi \(x\) nằm ngoài khoảng này.
    Vậy hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left(\frac{1}{3};1\right)\).
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm tập hợp tất cả các giá trị của tham số \(m\) để hàm số \(y=\ln\left(x^2+1\right)-mx+1\) luôn đồng biến trên khoảng \(\left(-\infty;+\infty\right)\) ?
    • (\(-\infty;-1\)]
    • \(\left(-\infty;-1\right)\)
    • \(\left[-1;1\right]\)
    • [\(1;+\infty\))
    Hướng dẫn giải:

    \(y'=\frac{2x}{x^2+1}-m\)
    Để hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\) thì \(y'\ge0;\forall x\), hay là: \(m\le\frac{2x}{x^2+1}\).
    Đặt \(f\left(x\right)=\frac{2x}{x^2+1}\), ta lập bảng biến thiên của f(x).
    \(f'\left(x\right)=\frac{\left(x^2+1\right).2-2x.2x}{\left(x^2+1\right)^2}=\frac{2\left(1-x^2\right)}{\left(x^2+1\right)^2}\)
    Ta có:
    \(\lim\limits_{x\rightarrow\pm\infty}\frac{2x}{x^2+1}=\lim\limits_{x\rightarrow\pm\infty}\frac{\frac{2}{x}}{1+\frac{1}{x^2}}=\frac{0}{1}=0\)
    Bảng biến thiên của f(x) như sau:
    01.png
    Nhìn vào bảng biến thiên ta thấy miền giá trị của f(x) là \(\left[-1;1\right]\).
    Vậy để \(m\le f\left(x\right);\forall x\) thì \(m\le-1\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hàm số \(y=f\left(x\right)=x^3-3x^2+3x\) . Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
    • Hàm số luôn luôn đồng biến.
    • Hàm số đồng biến trong hai khoảng \(\left(-\infty;1\right)\) và \(\left(1;+\infty\right)\) .
    • Hàm số đồng biến trong khoảng \(\left(0;3\right)\)
    • Hàm số nghịch biến trong khoảng \(\left(-1;0\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    Ta có \(f'\left(x\right)=3x^2-6x+3=3\left(x-1\right)^2\ge0,\forall x\), do đó A, B. C đúng; D sai. Chọn D.