Câu 201: Cho các loại đột biến sau: 1. Mất đoạn NST. 2. Lặp đoạn NST. 3. Đột biến ba nhiễm. 4. Chuyển đoạn tương hỗ. 5. Đảo đoạn NST. 6. Đột biến thể tứ bội. 7. Chuyển đoạn trên 1 NST. Những loại đột biến nào làm cho hai gen nào đó trong hệ gen gần nhau hơn? A. 2,3,5,6 B. 1,2,3,5 C. 1,4,5,7 D. 3,5,6 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 202: Cho các kết luận sau: 1. Đột biến gen xảy ra ở vị trí vùng khởi động làm cho quá trình dịch mã không được diễn ra. 2. Đột biến gen có thể xảy ra ngay cả trong môi trường không có tác nhân gây đột biến. 3. Đột biến có thể có lợi, có hại hoặc trung tính. 4. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 203: Một trình tự các nucleotit trên mạch bổ sung của phân tử AND 3’... TTA XGT ATG TGX AAG... 5’ mã hóa cho một đoạn polipeptit gồm 5 axit amin. Tính theo chiều 3' → 5’ của mạch trên thì sự thay thế một nucleotit chỉ còn lại 3 axit amin? A. Thay thế X ở bộ ba thứ hai bằng A B. Thay thế X ở bộ ba thứ tư bằng A C. Thay thế G ở bộ ba thứ tư bằng A D. Thay thế G ở bộ ba thứ hai bằng U Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 204: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST mà không có ở hoán vị gen? A. Xảy ra sự trao đổi chéo giữa các cromatit thuộc các cặp NST khác nhau B. Không làm thay đổi hình thái NST C. Không làm thay đổi vị trí của gen có trong nhóm liên kết D. Tạo ra biến dị di truyền cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 205: Cho sơ đồ của một dạng cơ chế đột biến cấu trúc NST: Một học sinh khi quan sát sơ đồ đã đưa ra các kết luận sau: (1) Sơ đồ trên mô tả hiện tượng trao đổi chéo giữa các NST không tương đồng. (2) Đột biến này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới. (3) Có thể sử dụng các dòng côn trùng mang loại đột biến này làm công cụ phòng trừ sâu hại. (4) Các cá thể mang đột biến này bị giảm khả năng sinh sản. Có bao nhiêu kết luận đúng về trường hợp bị đột biến trên: A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 206: Ngô là một loài sinh sản hữu tính. Đột biến phát sinh ở quá trình nào sau đây có thể di truyền cho thế hệ sau? (1) Lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử. (2) Giảm phân để sinh hạt phấn. (3) Giảm phân để tạo noãn. (4) Nguyên phân ở tế bào lá. Phương án đúng là: A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 3 C. 2, 3, 4 D. 2, 3 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 207: Trong lần nhân đôi đầu tiên của một phân tử AND có một phân tử 5-BU tác động, hỏi sau 5 lần nhân đôi liên tiếp, số phân tử AND mang đột biến là bao nhiêu? Biết rằng 5-BU thay đổi trạng thái liên tục qua các lần nhân đôi. A. 15 B. 7 C. 5 D. 31 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 208: Trong một phép lai, quá trình giảm phân tạo giao tử ở con cái, tất cả các tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 3 không phân li trong giảm phân I; ở con đực tất cả tế bào có cũng một nhiễm sắc thể của cặp số 3 không phân li trong giảm phân II, giảm phân I bình thường. Trong số các hợp tử tạo thành, hợp tử phát triển thành cơ thể bình thường chiếm tỉ lệ: A. \(\frac{1}{2}\) B. \(\frac{1}{6}\) C. \(\frac{1}{4}\) D. \(\frac{1}{3}\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 209: Có hai giống lúa, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh X và một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh Y. Bằng cách nào dưới đây, người ta có thể tạo ra giống mới có hai alen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau? Biết rằng, gen quy định kháng bệnh X và gen quy định kháng bệnh Y nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau: A. Sử dụng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng bệnh X và gen quy định kháng bệnh Y hoặc ngược lại. B. Lai hai giống cây với nhau rồi sau đó xử lí con lai bằng tác nhân đột biến nhằm tạo ra các đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể chứa cả hai gen có lợi vào cùng một nhiễm sắc thể. C. Dung hợp tế bào trần của hai giống trên, nhờ hoán vị gen ở cây lai mà gen trên được đưa về cùng một nhiễm sắc thể. D. Lai hai giống cây với nhau rồi lợi dụng hiện tượng hoán vị gen ở cây lai mà hai gen trên được đưa về cùng một nhiễm sắc thể. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 210: Xét một dạng đột biến chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể, trong đó một đoạn của một cặp nhiễm sắc thể thuộc loại cặp số II chuyển sang một nhiễm sắc thể V và ngược lại. Nếu chỉ xét đến 2 cặp nhiễm sắc thể trên thì cơ thể mang đột biến nhiễm sắc thể này khi giảm phân cho số loại giao tử tối da và tỉ lệ loại giao tử mang nhiễm sắc thể bị đột biến chuyển đoạn lần lượt là: A. 4; 50% B. 2; 50% C. 4; 75% D. 2; 75% Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án