Trắc Nghiệm Chuyên Đề Biến Dị

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 372:
    Trong các phát biểu về đột biến gen dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
    (1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
    (2) Tất cả các cơ thể mang gen đột biến đều được gọi là thể đột biến.
    (3) Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau.
    (4) Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa, chọn giống.
    (5) Tác nhân đột biến tác động vào pha S của chu kì tế bào thì sẽ gây đột biến gen với tần số cao hơn so với lúc tác động vào pha G2.
    • A. 1.
    • B. 2.
    • C. 3.
    • D. 4.
    Xem đáp án
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 373:
    Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 NST lớn. Loài bông hoang dại sống ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Điều giải thích nào sau đây về cơ chế hình thành loài bông trồng ở Mĩ là hợp lí?
    • A. Đã xảy ra lai xa giữa loài bông châu Âu với loài bông hoang dại ở Mĩ được F1, sau đó các cơ thể lai F1 tiến hành lai với loài bông hoang dại ở Mĩ nên đã sinh ra loài bông trồng ở Mĩ.
    • B. Xảy ra lai xa giữa loài bông châu Âu với loài bông hoang dại của Mĩ được F1, sau đó F1 được đa bội hóa đã sinh ra loài bông trồng ở Mĩ.
    • C. Đã xảy ra lai xa giữa loài bông châu Âu với loài bông hoang dại ở Mĩ được F1, sau đó các cơ thể lai F1 tiến hành lai với loài bông châu Âu nên đã sinh ra loài bông trồng ở Mĩ.
    • D. Xảy ra đột biến tứ bội hóa ở loài bông hoang dại của Mĩ đã làm cho bộ NST 2n = 26 trở thành bộ NST 2n = 52, trong đó có một số NST được lặp đoạn nên tạo ra NST có kích thước lớn.
    Xem đáp án
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 375:
    Phát biểu nào sau đây là không chính xác khi nói về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?
    • A. Mọi tế bào trong một cơ thể đa bào có số lượng nhiễm sắc thể như nhau.
    • B. Mỗi loài sinh vật bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc gen.
    • C. Hình thái, cấu trúc đặc trưng của mỗi nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.
    • D. Hình thái, cấu trúc các nhiễm sắc thể biến đổi qua các kỳ của phân bào.
    Xem đáp án
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 377:
    Ở một loài động vật có vú, cho phép lai (P): $♂ X^bY \times ♀X^BX^b$. Trong quá trình giảm phân ở con cái, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể giới tính phân li bình thường ở giảm phân I nhưng không phân li ở giảm phân II. Quá trình giảm phân ở con đực xảy ra bình thường. Các giao tử đực và cái kết hợp tạo thành các hợp tử. Những hợp tử có kiểu gen nào sau đây có thể được hình thành từ quá trình trên?
    • A. $X^BX^BX^B; X^BX^bX^b; X^BY; X^bY$.
    • B. $X^BX^b; X^bX^b; X^BYY; X^bYY$.
    • C. $X^BX^BX^b; X^bX^b; X^BX^bY; X^bY$.
    • D. $X^BX^BX^b; X^bX^b; X^BX^BY; X^bY$.
    Xem đáp án
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 379:
    Từ cơ thể lưỡng bội (2n), cơ chế phát sinh các giao tử (n-1) và (n+1) là do:
    • A. Tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li trong quá trình giảm phân.
    • B. Một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân li trong quá trình nguyên phân.
    • C. Tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li trong quá trình nguyên nhân.
    • D. Một cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân li ở kì sau của quá trình giảm phân.
    Xem đáp án
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 380:
    Nhiều cặp vợ chồng không mắc bệnh mù màu nhưng lại có con mắc bệnh mù màu và tất cả các người con mắc bệnh đều là con trai. Biết bệnh mù màu do một gen có hai alen quy định. Một cặp vợ chồng không mắc bệnh mù màu sinh được một người con trai vừa mắc bệnh mù màu vừa mắc hội chứng Claiphento. Từ các thông tin trên, có thể rút ra các kết luận nào sau đây?
    (1) Gen quy định mù màu nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.
    (2) Gen quy định bệnh mù màu là gen lặn.
    (3) Người con trai vừa mắc bệnh mù màu, vừa mắc hội chứng Claiphento trên nhận giao tử X từ mẹ và giao tử XY từ bố.
    (4) Trong các cặp vợ chồng trên, người vợ luôn có kiểu gen dị hợp.
    • A. (1), (2), (3).
    • B. (1), (2), (4).
    • C. (2), (3), (4).
    • D. (1), (3), (4).
    Xem đáp án