Trắc Nghiệm Chuyên Đề Biến Dị

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 61:
    Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
    • A. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn.
    • B. Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.
    • C. Bệnh phêninkêto niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh.
    • D. Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể.
    Xem đáp án
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 62:
    Cho các nhận xét về đột biến gen:
    (1) Nucleotit dạng hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế một cặp nucleotit.
    (2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
    (3) Đột biến điểm là đột biến liên quan tới một số cặp nucleotit.
    (4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa.
    (5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
    (6) Để tạo đột biến thay cặp A- T thành G- X bằng 5Brôm Uraxin phải cần tối thiểu 2 lần nhân đôi ADN.
    Có bao nhiêu nhận xét đúng?
    • A. 5
    • B. 2
    • C. 4
    • D. 3
    Xem đáp án
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 64:
    Khi nói về đột biến chuyển đoạn NST, phát biểu nào sau đây không đúng?
    • A. Đột biến chuyển đoạn NST làm thay đổi nhóm liên kết gen.
    • B. Đột biến chuyển đoạn NST có thể làm giảm số lượng NST trong tế bào.
    • C. Đột biến chuyển đoạn NST có thể làm thay đổi mức độ biểu hiện của gen.
    • D. Đột biến chuyển đoạn NST thường làm tăng sức sống cho sinh vật do các gen có lợi được chuyển về nằm trên cùng một NST nên chúng có cơ hội di truyền cùng nhau.
    Xem đáp án
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 67:
    Ở một loài động vật, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số II có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn
    (1) ABCDEFG
    (2) ABCFEDG
    (3) ABFCDEG
    (4) ABFCEDG
    Trình tự phát sinh đảo đoạn là
    • A. \(\left( 2 \right) \to \left( 1 \right) \to \left( 3 \right) \to \left( 4 \right)\)
    • B. \(\left( 1 \right) \to \left( 2 \right) \to \left( 4 \right) \to \left( 3 \right)\)
    • C. \(\left( 3 \right) \to \left( 2 \right) \to \left( 4 \right) \to \left( 1 \right)\)
    • D. \(\left( 1 \right) \to \left( 3 \right) \to \left( 2 \right) \to \left( 4 \right)\)
    Xem đáp án
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 70:
    Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Trong một phép lai giữa cây thân cao thuần chủng với cây thân cao có kiểu gen Aa, ở đời con thu được phần lớn các cây thân cao và một vài cây thân thấp. Biết rằng sự biểu hiện chiều cao thân không phụ thuộc vào điều kiện môi trường, không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Các cây thân thấp này có thể là thể đột biến nào sau đây?
    • A. Thể bốn nhiễm.
    • B. Thể một nhiễm.
    • C. Thể không nhiễm.
    • D. Thể ba nhiễm
    Xem đáp án