Câu 1156: Để đo gia tốc trọng trường trung bình tại một vị trí ( không yêu cầu xác định sai số ). người ta dùng bộ công cụ gồm con lắc đơn, giá treo , thước đo chiều dài, đồng hồ bấm giây. Người ta phải thực hiện các bước a,Treo con lắc lên giá tại nơi cân xác định gia tốc trọng trường g b, Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian của một số n guyên lần dao động toàn phần để tính được chu kỳ T, lặp lại phép đo 3 lần và ghi kết quả c, Kích thích cho vật dao động nhỏ d, Dùng thước đo 3 lần chiều dài l của dây treo từ điểm treo tới tâm vật và ghi lại kết quả đo e, Sử dụng công thức \(\overline{g}= 4 \pi^2 \frac{\overline{l}}{T^2}\) để gia tốc trọng trường trung bình tại một vị trí đó. f, Tính giá trị trung bình \(\overline{l}\) và \(\overline{T}\) Thực hiện giá trị trung bình trên theo thứ tự đúng là A. a,d,c,b,f,e B. a,b,d,c,f,e C. a,c,b,d,e,f D. a,c,d,b,f,e Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1157: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m và vật nhỏ có khối lượng m = 1 kg được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo, hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Vật được tích điện \(q = \pm 2.10^{-5}C\) đặt trong điện trường đều nằm ngang có chiều cùng với chiều dương từ M đến O (tại M lò xo nén 10 cm, tại O lò xo không biến dạng), có độ lớn \(5.10^4 V/m\). Ban đầu giữ vật ở M rồi buông nhẹ để con lắc dao động. Lấy \(g = 10 m/s^2\). Tốc độ lớn nhất của vật nhỏ đạt được khi dao động ngược chiều dương là A. \(80 cm/s\) B. \(100 cm/s\) C. \(20\sqrt{5 }cm/s\) D. \(40\sqrt{5 }cm/s\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1158: Vật A có kích thước nhỏ khối lượng m, khi mắc vật A với lò xo có độ cứng k1 thì tạo thành con lắc lò xo có tần số riêng f1. Khi mắc vật A với lò xo có độ cứng k2 thì tần số riêng tương ứng là f2. Nếu mắc vật A với lò xo có độ cứng \(k = k_1 + 4k_2\) thì tần số riêng f của con lắc lò xon A được tính theo biểu thức A. \(f = f_1 + 4f_2\) B. \(f = 4f_1 + f_2\) C. \(f^2 = f_1^2 + 4f_2^2\) D. \(f^2 = 4f_1^2 + f_2^2\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1159: Con lắc đơn dao động với phương trình \(\alpha = 0,14 cos (2 \pi t) rad\). Thời gian ngắn nhất để con lắc đi từ vị trí có li độ góc 0,07 rad đến vị trí biên gần nhất là A. 1/8 s B. 1/12 s C. 1/6 s D. 5/12 s Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1160: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao đôṇ g điều hòa với biên độ 8cm. Khoảng thời gian ngắn nhất kể từ lúc lực đàn hồi cực đại đến lúc lực đàn hồi cực tiểu là \(\frac{T}{3}\) (với T là chu kỳ dao động của con lắc). Tốc độ của vât nặng khi nó cách vị trí thấp nhất 2 cm có giá trị gần với giá trị nào nhất sau đây? A. 57 cm/s. B. 87 cm/s C. 83 cm/s. D. 106 cm/s. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1161: Vật nặng trong con lắc đơn đang dao động điều hòa. Trong quá trình vật di chuyển từ điểm biên dương sang điểm biên âm thì: A. gia tốc của vật có hướng không thay đổi B. gia tốc của vật luôn có độ lớn khác 0 C. vận tốc của vật có hướng không thay đổi D. vận tốc của vật chỉ đổi chiều một lần Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1162: Đồ thị biểu diễn dao động điều hòa ở hình vẽ bên ứng với phương trình dao động nào sau đây: A. \(x = 3. cos (\frac{2 \pi}{3}t - \frac{5 \pi}{6})\) B. \(x = 3. cos (2 \pi t)\) C. \(x = 3. cos (\frac{2 \pi}{3}t - \frac{\pi}{3})\) D. \(x = 3. cos (2 \pi t - \frac{\pi}{3})\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1163: Một con lắc lò xo dao động không ma sát trên một mặt phẳng ngang. Phát biểu nào sau đây sai về lực đàn hồi ? A. luôn hướng về vị trí cân bằng B. luôn ngược chiều với li độ C. luôn cùng chiều với vecto vận tốc của dao động D. luôn cùng chiều với vecto gia tốc của dao động Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1164: Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần? A. Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa. B. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh. C. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian. D. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 1165: Chọn phát biểu sai khi nói về dao động điều hoà: A. Vận tốc và gia tốc luôn ngược pha nhau. B. Vận tốc luôn trễ pha \(\frac{\pi}{2}\) so với gia tốc. C. Gia tốc sớm pha \(\pi\) so với li độ. D. Vận tốc luôn sớm pha \(\frac{\pi}{2}\) so với li độ. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án