Câu 192: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình \(x = Acos\left( {\omega t + \varphi } \right)\) , trong đó \(\omega\) có giá trị dương. Đại lượng \(\omega\) gọi là A. biên độ dao động B. chu kì của dao động C. tần số góc của dao động D. pha ban đầu của dao động Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: C
Câu 193: Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm vật có khối lượng m = 250g treo vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Vật được kéo ra khỏi vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng xuống dưới sao cho lò xo dãn 5 cm rồi được truyền vận tốc 50 cm/s hướng về vị trí cân bằng. Bỏ qua ma sát. Biên độ dao động của con lắc là: A. \(5\sqrt 2 \,cm\) B. \(2,5\sqrt 5 \,cm\) C. 5 cm D. \(2,5\sqrt 2 \,cm\) Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: B Khi treo vật lên lò xo thẳng đứng, VTCB sẽ bị kéo xuống một đoạn \(\Delta l = \frac{{mg}}{k} = 0,025\left( m \right)\) Khi kéo vật xuống sao cho lò xo dãn 5 cm, li độ của vật sẽ là \(x = 2,5\,cm\) Có \(\omega = \sqrt {\frac{k}{m}} = 20\left( {rad/s} \right)\). Ta có \(A = \sqrt {{x^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}}} = 2,5\sqrt 2 \left( {cm} \right)\)
Câu 194: Một chất điểm khối lượng m = 0,1 kg dao động điều hòa với phương trình cm. Động năng của vật khi vật chuyển động qua vị trí có li độ x = 3 cm có giá trị là: A. 0,18 J. B. 0,32 mJ. C. 0,18 mJ. D. 0,32 J. Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: B Ta có: \(\omega = \sqrt {\frac{k}{m}} \Rightarrow k = m{\omega ^2} = 0,4\left( {N/m} \right)\) Cơ năng của vật:\(W = \frac{1}{2}k{A^2} = {5.10^{ - 4}}\left( J \right)\) Thế năng của vật tại vị trí li độ x = 3cm: \({W_t} = \frac{1}{2}k{x^2} = 1,{8.10^{ - 4}}\left( J \right)\) Động năng của vật: \({W_d} = W - {W_t} = 0,32\left( {mJ} \right)\)
Câu 195: Khi khảo sát dao động của con lắc đơn với biên độ góc nhỏ, ta phân tích trọng lực thành hai thành phần: P1 theo phương của dây và P2 vuông góc với dây thì: A. P1 có độ lớn tỉ lệ thuận với góc giữa dây và phương thẳng đứng. B. P1 nhỏ hơn hoặc bằng lực căng dây. C. P1 luôn cân bằng với lực căng dây do vật không chuyển động theo phương của sợi dây. D. Hai thành phần lực này không thay đổi theo thời gian. Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: B \(\left\{ \begin{array}{l} T = mg\left( {1 + \alpha _0^2 - \frac{3}{2}{\alpha ^2}} \right)\\ {P_1} = P.\cos \alpha = mg\left( {1 - \frac{{{\alpha ^2}}}{2}} \right)\\ {P_2} = P.\sin \alpha \end{array} \right.\) với α là góc của dây và phương thẳng đứng, α0 là góc ban đầu Từ đó ta có các kết luận sau: + P1 không tỉ lệ thuận với α. + Có \(T - {P_1} = mg\left( {1 + \alpha _0^2 - \frac{3}{2}{\alpha ^2} - 1 + \frac{{{\alpha ^2}}}{2}} \right) = mg\left( {\alpha _0^2 - \alpha } \right) \ge 0 \Rightarrow {P_1} \le T\) + P1 không phải luôn luôn cân bằng với T. + P1 và P2 thay đổi theo thời gian
Câu 196: Cơ năng của một vật dao động điều hòa: A. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật. B. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi. C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật. D. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng. Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: D
Câu 197: Trên mặt phẳng ngang có con lắc lò xo gồm vật khối lượng m = 250g gắn với một lò xo có độ cứng k = 10 N/m. Hệ số ma sát trượt giữa vật mà mặt phẳng ngang là µ = 0,3. Từ vị trí lò xo không biến dạng người ta truyền cho vật vận tốc có độ lớn v = 1 m/s và hướng về phía lò xo bị nén. Tìm độ nén cực đại của lò xo. Lấy \(g = 10\,m/{s^2}\) A. 2,5 cm. B. 10cm C. 5cm D. 15cm Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: B Vì có hệ số ma sát nên VTCB bị lệch một đoạn \({x_0} = \frac{{\mu mg}}{k} = 0,075\left( m \right)\) Khi vật ở vị trí lò xo không biến dạng, li độ của vật \(x = 0,075m;\,\,v = 1\,m/s\) \(\Rightarrow A = \sqrt {{x^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}}} = 0,175\,\left( m \right)\) Khi vật di chuyển từ VTCB ra biên hoặc từ biên về VTCB, biên độ sẽ bị giảm 1 lượng x0. Từ đó suy ra lần chuyển động để lò xo nén cực đại lần đầu tiên sẽ là độ nén cực đại của lò xo. Lúc này vật chuyển động từ VTCB ra biên nên biên độ bị giảm x0, tức là biên độ mới \(A' = A - {x_0} = 10\,\left( {cm} \right)\) . Đây cũng chính là độ nén cực đại của lò xo.
Câu 198: Cho phương trình của hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số: \({x_1} = 3\sin \left( {10t} \right)\left( {cm} \right);{x_2} = 4\sin \left( {10t} \right)\left( {cm} \right)\).Dao động tổng hợp của hai dao động trên có li độ tại thời điểm t = 0 A. 4 cm B. 1 cm C. 5 cm D. 7 cm Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: D Vì hai dao động cùng pha cùng tần số nên biên độ dao động tổng hợp là tổng biên độ dao động thành phần.
Câu 199: Hai dao động ngược pha khi A. biên độ hai dao động gấp nhau số lẻ lần B. độ lệch pha bằng số chắn lần π C. độ lệch pha bằng số lẻ lần π D. độ lệch pha bằng số nguyên lần π Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: C
Câu 200: Đặt điện áp xoay chiều U= U0cos2πft (có f thay đổi được) vào đoạn mạch mắc nối tiếp theo thứ tự gồm điện trở R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C. Khi điều chỉnh tần số điện áp đủ lớn rồi đo điện áp của các đoạn mạch R, L, C, LC ta được A. UR lớn nhất B. UL lớn nhất C. UC lớn nhất D. ULC lớn nhất Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: B
Câu 201: Khi nói về một vật đang dao động điều hòa phát biểu nào sau đây là đúng? A. vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều khi vật chuyển động về phía vị trí cân bằng B. vectơ gia tốc của vật đổi chiều khi vật có li độ cực đại. C. vectơ gia tốc của vật luôn hướng ra xa vị trí cân bằng D. vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động ra xa vị trí cân bằng. Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: A