Câu 2106: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng $100g$ gắn với một lò xo nhẹ. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình \(x = 10 cos10 \pi t (cm)\). Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Lấy \(\pi^2 = 10\). Cơ năng của con lắc bằng A. $0,05$ J. B. $1,00$ J. C. $0,10$ J D. $0,50$ J Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2107: Dùng một thước có chia độ đến milimét đo 5 lần khoảng cách d giữa hai điểm A và B đều cho cùng một giá trị là 1,345 m. Lấy sai số dụng cụ là một độ chia nhỏ nhất. Kết quả đo được viết là A. \(d= (1,345 \pm 0,003)m\) B. \(d= (1,345 \pm 0,001)m\) C. \(d= (1,345 \pm 0,002)m\) D. \(d= (1,345 \pm 0,005)m\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2108: Tại cùng một nơi trên Trái Đất, con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa với chu kì 2 s, con lắc đơn có chiều dài 2l dao động điều hòa với chu kì là A. 2 s B. \(\sqrt{2}s\) C. 4 s. D. \(2\sqrt{2}s\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2109: Trong thực hành, để đo gia tốc trọng trường, một học sinh dùng một con lắc đơn có chiều dài dây treo 80 cm. Khi con lắc dao động điều hòa, học sinh này thấy con lắc thực hiện được 20 dao động toàn phần trong thời gian 36s. Theo kết quả thí nghiệm trên, gia tốc trọng trường tại nơi học sinh làm thí nghiệm bằng A. 9,783 $m/s^2$ B. 9,748 $m/s^2$ C. 9,874 $m/s^2$ D. 9,847 $m/s^2$ Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2110: Một vật dao động điều hòa với chu kì 2s. Chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng, gốc thời gian là lúc vật có li độ \(-2\sqrt{2}\) và đang chuyển động ra xa vị trí cân bằng với tốc độ \(2 \pi\sqrt{2} cm/s\). Phương trình dao động của vật là: A. \(x = 2\sqrt{2}cos ( \pi t - \frac{\pi}{4}) cm\) B. \(x = 4cos ( \pi t - \frac{3\pi}{4}) cm\) C. \(x = 4cos ( \pi t + \frac{3\pi}{4}) cm\) D. \(x = 4cos ( \pi t + \frac{\pi}{4}) cm\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2111: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ gắn với lò xo nhẹ dao động điều hòa theo phương ngang. Lực kéo về tác dụng vào vật luôn A. hướng về vị trí cân bằng B. cùng chiều với chiều chuyển động của vật. C. cùng chiều với chiều biến dạng của lò xo. D. hướng về vị trí biên. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2112: Cho hai dao động điều hòa cùng phương với các phương trình lần lượt là \(x_1 = A_1 cos(\omega t + 0,35)(cm)\) và \(x_2 = A_2 cos(\omega t - 1,57)(cm)\). Dao động tổng hợp của hai dao động này có phương trình là \(x = 20 cos(\omega t + \varphi )(cm)\). Giá trị cực đại của \(\left | A_1 - A_2 \right |\) gần giá trị nào nhất sau đây? A. 25 cm B. 20 cm C. 40 cm D. 35 cm Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2113: Chuyển động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao động này có phương trình lần lượt là \(x_1 = 3 cos 10 t (cm)\) và \(x_2 = 4 cos 10 t (cm)\). Gia tốc của vật có độ lớn cực đại bằng A. 0,7 $m/s^2$ B. 1 $m/s^2$ C. 5 $m/s^2$ D. 7 $m/s^2$ Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2114: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học? A. Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) không phụ thuộc vào lực cản của môi trường. B. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số dao động riêng của hệ. C. Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy. D. Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2115: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với tần số góc ω. Vật nhỏ của con lắc có khối lượng 100 g. Tại thời điểm t = 0, vật nhỏ qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Tại thời điểm t = 0,95 s, vận tốc v và li độ x của vật nhỏ thỏa mãn v = ωx lần thứ 5. Lấy \(\pi^2 = 10\). Độ cứng của lò xo là A. 85 N/m B. 37 N/m C. 20 N/m D. 25 N/m Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án