Câu 2266: Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần? A. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian. B. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh. C. Dao động tắt dần có động năng giảm dần theo thời gian. D. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2267: Hai chất điểm $A$ và $B$ có khối lượng $m_B = 2m_A = 200g$ dán liền nhau rồi treo vào một lò xo có độ cứng $k = 50N/m$; có chiều dài tự nhiên $30cm$. Nâng hai chất điểm theo phương thẳng đứng đến vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên rồi buông nhẹ. Hệ dao động điều hòa đến vị trí lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực đại thì vật B bị tách ra. Tính chiều dài ngắn nhất của lò xo sau đó. Lấy $g = 10m/s^2$. A. 22cm B. 24cm C. 26cm D. 30cm Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2268: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tân số có phương trình \(x_1 = A_1 cos( \pi t - \frac{\pi}{6}) cm\) và \(x_2 = A_2 cos( \pi t -\pi) cm\). Dao động tổng hợp của hai dao động này có phương trình \(x = 2\sqrt{3} cos( \pi t + \varphi ) cm\). Đề biên độ A2 có giá trị cực đại thì A1 có giá trị A. 2 cm B. \(2\sqrt{3} cm\) C. \(6\sqrt{3} cm\) D. 6 cm Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2269: Một vật thực hiện dao động điều hòa với chu kì T. Chọn trục tọa độ Ox trùng với phương chuyển động, gốc tọa độ ở vị trí cân bằng, gốc thời gian lúc vật ở vị trí cân bằng. Trong nửa chu kì đầu tiên, gia tốc của vật có giá trị cực đại ở thời điểm A. \(\frac{T}{12}\) B. \(\frac{T}{4}\) C. \(\frac{T}{2}\) D. \(\frac{T}{8}\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2270: Dao động cưỡng bức không có đặc điểm nào sau đây? A. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức. B. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức. C. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào độ lệch giữa tần số của lực cưỡng bức và tần số riêng của hệ dao động D. Tần số của dao động cưỡng bức lớn hơn tần số của lực cưỡng bức. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2271: Một con lắc đơn có chiều dài l = 80cm dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/s2 . Trong quá trình dao động, tỉ số giữa lực căng cực đại và cực tiểu của dây treo bằng 4. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng, bỏ qua lực cản của không khí. Tìm tốc độ của vật nặng tại thời điểm động năng bằng thế năng. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2272: Vật dao động điều hoà giữa hai vị trí biên B và C với chu kì T . Gọi O là vị trí cân bằng, I là trung điểm của OB. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Thời gian ngắn nhất để vật đi từ B đến O là T/6. B. Thời gian ngắn nhất để vật đi từ C đến I là T/4. C. Thời gian ngắn nhất để vật đi từ I đến B là T/3. D. Thời gian ngắn nhất để vật đi từ O đến I là T/12. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2273: Hai chất điểm dao động điều hoà dọc theo hai đường thẳng cạnh nhau, cùng song song với trục Ox. Hai vật dao động với cùng biên độ A, cùng vị trí cân bằng O (toạ độ x = 0) và với chu kỳ lần lượt là T1 = 4,0s và T2 = 4,8s. Tại thời điểm ban đầu, chúng cùng có li độ x = +A. Khi hai chất điểm cùng trở lại vị trí ban đầu thì tỷ số quãng đường mà chúng đi được là A. \(\frac{S_1}{S_2} = 1,0\) B. \(\frac{S_2}{S_1} = 1,2\) C. \(\frac{S_1}{S_2} = 1,2\) D. \(\frac{S_2}{S_1} = 1,5\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2274: Một con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ có khối lượng $m= 50g$ treo vào sợi dây nhẹ, không giãn. Con lắc đặt trong một điện trường đều có \(\underset{E}{\rightarrow}\) hướng thẳng đứng lên trên và có độ lớn \(E = 5.10^3 V/m\). Khi chưa tích điện cho vật, chu kì dao động của con lắc là $T_1 = 2s$. Khi tích điện cho vật thì chu kì dao động của con lắc là \(T_2 = 1,57 s( \approx \pi/ 2 s)\). Lấy $g = 10m/s^2$ và \(\pi ^2 \approx 10\). Điện tích của vật là. Điện tích của vật là A. $4.10^{-5}C$ B. $-4.10^{-5}C$ C. $6.10^{-5}C$ D. $-6.10^{-5}C$ Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2275: Một con lắc lò xo gồm quả nặng khối lượng m gắn với lò xo nhẹ độ cứng k dao động điều hòa với biên độ A và tần số góc ω. Tại thời điểm mà thế năng đàn hồi của lò xo gấp 3 lần động năng của qủa nặng thì độ lớn của lực hồi phục là: A. \(F = \frac{3}{2}m\omega ^2A\) B. \(F = \frac{\sqrt{2}}{4}m\omega ^2A\) C. \(F = \frac{\sqrt{3}}{2}m\omega ^2A\) D. \(F = \frac{\sqrt{3}}{4}m\omega ^2A\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án