Câu 232: Một con lắc lò xo dao động tắt dần. Sau mỗi chu kì dao động, cơ năng của con lắc giảm 5 mJ. Để con lắc dao động duy trì thì phải bổ sung năng lượng cho con lắc sau mỗi chu kì dao động là A. 5mJ B. 10mJ C. 5J D. 2,5J Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: A Để con lắc vẫn dao động điều hòa thì sau mỗi chu kỳ phải bổ sung năng lượng đúng bằng phần con lắc mất đi sau mỗi chu kỳ.
Câu 233: Một con lắc lò xo có độ dài tự nhiên QO, độ cứng k = 1 N/m, được đặt trên mặt phẳng nằm ngang, đầu Q gắn vào điểm cố định, đầu O gắn vật có khối lượng m = 100 g. Gọi M, N là hai điểm trên lò xo sao cho khi lò xo không biến dạng thì QM = MN = NO = 10 cm. Từ vị trí cân bằng P của vật, kéo nó ra một đoạn 6 cm rồi buông nhẹ. Khi đoạn QM = 11 cm, người ta giữ chặt điểm M lại. Sau đó, vật qua vị trí P với tốc độ bằng A. 17,75 cm/s. B. 15,0 cm/s. C. 5,4 cm/s. D. 2,4 cm/s. Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: A + Khi vật ở A QM = MN = NO = 12 cm. →Vật dao động quanh P với biên độ 6 cm, tần số góc và lò xo có độ cứng k + Khi đoạn QM = 11 cm thì vật ở B cách P một đoạn 3 cm, lúc đó giữ chặt điểm M. → Sau đó vật dao động điều hòa với đoạn lò xo MO: + Tốc độ khi vật đến B: \({v_B} = \frac{{{v_{\max }}\sqrt 3 }}{2} = \frac{{\omega A\sqrt 3 }}{2} = 3\sqrt {30} {\rm{ cm/s}}{\rm{.}}\) + Dễ thấy vị trí cân bằng mới (O' ) cách P một đoạn 1 cm \(\Rightarrow BO' = 2\) cm + Độ cứng lò xo MO: \(k = \frac{3}{2}k \Rightarrow \omega ' = \sqrt {15} {\rm{ rad/s}}{\rm{.}}\) ⇒ Biên độ dao động khi đó: \(A' = \sqrt {BO{'^2} + \frac{{v_B^2}}{{\omega {'^2}}}} = \sqrt {22}\) cm. \(\Rightarrow \left| {{v_p}} \right| = \omega '\sqrt {{A^{'2}} - O'{P^2}} = 3\sqrt {35} {\rm{ cm/s}}{\rm{.}}\)
Câu 234: Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m = 200g treo vào lò xo nhẹ có độ cứng k = 100N/m. Kích thích con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với quỹ đạo dài 3 cm. Lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực đại bằng A. 1,5 N B. 2 N C. 3,5 N D. 0,5 N Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: C Độ biến dạng của lò xo tại vị trí cân bằng \(\Delta l_0=\frac{mg}{k}=2cm\) \(F_{dh_{max}}=k(A+\Delta l_0)=3,5N\)
Câu 235: Khi tính chu kì dao động của một con lắc đơn, công thức nào sau đây không đúng? A. \(T=2\pi\sqrt{\frac{1}{g}}\) B. \(T=\frac{1}{f}\) C. \(T=2\pi\sqrt{\frac{m}{l}}\) D. \(T=\frac{2\pi}{\omega }\) Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: C
Câu 236: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình \(x=6cos(20\pi t)cm\). Biên độ dao động của chất điểm là A. 3 cm B. 1,5 cm C. 12 cm D. 6 cm Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: D
Câu 237: Khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm. Kết luận nào sau đây sai? A. khi chất điểm chuyển động về vị trí cân bằng thì chuyển động là nhanh dần đều B. khi chất điểm ở vị trí biên, li độ của chất điểm có độ lớn là cực đại C. khi chất điểm qua vị trí cân bằng, tốc độ của chất điểm là cực đại D. khi chất điểm qua vị trí cân bằng, gia tốc bằng không Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: A
Câu 238: Trong dao động điều hòa của một chất điểm, khoảng thời gian ngắn nhất để chất điểm quay trở lại vị trí cũ theo hướng cũ gọi là A. pha của dao động B. chu kì của dao động C. biên độ dao động D. tần số dao động Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: B
Câu 239: Dao động tắt dần A. luôn có hại B. có biên độ không đổi theo thời gian C. luôn có lợi D. có biên độ giảm dần theo thời gian Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: D
Câu 240: Cho hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là \(x_1=5cos(10\pi t)cm\) và \(x_2=5cos(10\pi t + \frac{\pi}{3})cm\). Phương trình dao động tổng hợp của hai dao động trên A. \(x=5cos(10\pi t + \frac{\pi}{2})cm\) B. \(x=5cos(10\pi t + \frac{\pi}{6})cm\) C. \(x=5\sqrt{3}cos(10\pi t + \frac{\pi}{6})cm\) D. \(x=5\sqrt{3}cos(10\pi t + \frac{\pi}{4})cm\) Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: C
Câu 241: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng k và vật nhỏ có khối lượng m. Con lắc dao động điều hòa với tần số được xác định bởi biểu thức A. \(f=\frac{1}{2\pi}\sqrt{\frac{k}{m}}\) B. \(f={2\pi}\sqrt{\frac{m}{k}}\) C. \(f=\frac{1}{2\pi}\sqrt{\frac{m}{k}}\) D. \(f={2\pi}\sqrt{\frac{k}{m}}\) Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: A