Câu 2346: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, tại thời điểm t1 vật có vận tốc 5 cm/s. Sau đó ¼ chu kì, gia tốc của vật có độ lớn 50π cm/s2 . Cho g = π2 . Độ biến dạng của lò xo tại vị trí cân bằng của vật là A. 1 cm B. 1 m C. 10 cm D. 5 cm Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2347: Một con lắc đơn gồm vật nhỏ có khối lượng m = 100g mang điện tích q = 10-5C, chiều dài dây treo là 50 cm. Khi vật đang đứng yên ở vị trí dây treo thẳng đứng thì xuất hiện một điện trường đều có phương ngang và độ lớn E = 105 V/m. Độ lớn lực căng dây khi vật chuyển động đến vị trí cân bằng là A. 0,5 \(\sqrt{2}\) (N) B. 0,12 (N) C. 1,59 (N) D. 2,24 (N) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2348: Khi nói về giao động điều hòa, phát biểu nào sau đây sai? A. Hai dao động điều hòa cùng tần số, li độ của chúng bằng nhau và chuyển động ngược chiều thì chúng ngược pha nhau. B. Khi vật dao động điều hòa đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng, thì vecto vận tốc và vecto gia tốc luôn luôn cùng chiều C. Dao động tự do là dao động có tần số chỉ phụ thuộc đặc tính của hệ, không phụ thuộc các yếu tố bên ngoài. D. Trong dao động điều hòa, khi độ lớn của gia tốc tăng thì độ lớn của vận tốc giảm. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2349: Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định thì A. khi vật từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu B. động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại C. độ lớn lực kéo về cực đại khi vật ở vị trí biên độ D. khi đi qua vị trí cân bằng, gia tốc của vật có độ lớn cực đại Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2350: Trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát, một lò xo nhẹ có độ cứng k = 100N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ có khối lượng m1 = 100g. Đặt vật m2 = 500g đứng yên tại vị trí lò xo không biến dạng, đưa vật m1 đến vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi thả nhẹ. Coi va chạm của m1 và m2 là hoàn toàn đàn hổi. Khoảng cách gần nhất giữa hai vật khi hai vật chuyển động cùng chiều sau khi va chạm là giá trị gần đúng A. 4,0 cm B. 14,0 cm C. 8,2 cm D. 7,3 cm Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2351: Một con lắc treo thẳng đứng có khối lượng $m = 100$ g dao động điều hòa với cơ năng $E = 32$ mJ. Tại thời điểm ban đầu, vật có vận tốc \(v=40\sqrt{3}(cm/s)\) và gia tốc $a = 8$ m/s2. Pha ban đầu của dao động là A. –π/6 B. π/6 C. -2π/3 D. -– π/3 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2352: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ và vật nhỏ dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số góc 10 rad/s. Lấy mốc thế năng ở vị trí cân bằng của vật. Biết rằng khi động năng và thế năng bằng nhau thì độ lớn lực đàn hồi và tốc độ của vật lần lượt là 1,5N và 25\(\sqrt{2}\) cm/s. Biết độ cứng của lò xo k < 20 N/m. Độ lớn cực đại của lực đàn hồi là A. 1,6N B. 1,7N C. 1,8N D. 1,9N Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2353: Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có phương trình lần lượt là \(x_1 = 2 cos(50 t - \frac{\pi}{4}) cm\) và \(x_2 = 2 cos(50 t + \frac{\pi}{4}) cm\), trong đó t tính bằng s. Tốc độ cực đại của vật thực hiện dao động tổng hợp là A. 200 cm/s B. 200\(\sqrt{2}\) cm/s C. 100 cm/s D. 100\(\sqrt{2}\) cm/s Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2354: Con lắc lò xo dao động điều hòa. Khi tăng khối lượng của vật lên 4 lần thì chu kì dao động của con lắc lò xo sẽ A. tăng gấp bốn lần B. giảm còn một nửa C. tăng gấp hai lần D. giảm bốn lần Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2355: Trong dao động cưỡng bức, hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi A. tần số của lực cưỡng bức nhỏ hơn tần số riêng của hệ dao động. B. tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ dao động. C. tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số riêng của hệ dao động. D. tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số riêng của hệ dao động hoặc tần số của lực cưỡng bức nhỏ hơn tần số riêng của hệ dao động. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án