Trắc Nghiệm Chuyên Đề Dao động Cơ Học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 2366:
    Cho hệ lò xo như hình vẽ: m = 100 g, k1 = 100 N/m; k2 = 150 N/m. Khi ở vị trí cân bằng, tổng độ giãn của hai lò xo là 10 cm. Kéo vật tới vị trí để lò xo hai không giãn rồi buông nhẹ để vật dao động điều hòa. Cơ năng và lực đàn hồi cực đại của lò xo 1 lần lượt là
    01.jpg
    • A. 0,40 J; 2N.
    • B. 0,45 J; 6N.
    • C. 0,2 J; 10N.
    • D. 0,20 J; 6N.
    Xem đáp án
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 2367:
    Cho một con lắc lò xo dao động điều hòa, trong đó độ cứng của lò xo là 100 N/m. Tại thời điểm t1, li độ và vận tốc của vật lần lượt là 4 cm và 80\(\sqrt{3}\) cm/s. Tại thời điểm t2, li độ và vận tốc của vật lần lượt là \(-4\sqrt{2}\)cm và 80\(\sqrt{2}\)cm/s. Khối lượng của vật nặng là
    • A. 250 g.
    • B. 200 g.
    • C. 500 g.
    • D. 125 g.
    Xem đáp án
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 2368:
    Con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với năng lượng là 0,2J. Khi lực đàn hồi của lò xo có độ lớn là \(\sqrt{2}\) N thì động năng bằng với thế năng. Thời gian lò xo bị nén trong một chu kì là 0,5 s. Tốc độ cực đại của vật là:
    • A. 62,83 cm/s.
    • B. 83,62 cm/s.
    • C. 156,52 cm/s.
    • D. 125,66 cm/s.
    Xem đáp án
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 2370:
    Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình \(x_1 = 9 cos ( \pi t + \frac{\pi}{3}) cm\) và \(x_2 = A_2 cos ( \pi t - \frac{\pi}{2}) cm\). Để dao động tổng hợp trễ pha π/2 so với dao động của x1 thì biên độ A2 bằng ?
    • A. \(6\sqrt{3} cm\)
    • B. \(6\sqrt{2} cm\)
    • C. 9 cm
    • D. 12 cm
    Xem đáp án
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 2371:
    Một bạn học sinh dùng đồng hồ bấm giây để đo chu kì dao động của con lắc đơn bằng cách xác định khoảng thời gian để con lắc thực hiện được 10 dao động toàn phần. kết quả 4 lần đo liên tiếp của bạn học sinh này là : 21,3s; 20,2s; 20,9s; 20,0s. Biết sai số khi dùng đồng hồ này là 0,2s(bao gồm sai số chủ quan khi bấm và sai số dụng cụ). Theo kết quả trên thì cách viết giá trị của chu kì T nào sau đây là đúng nhất ?
    • A. T = 2,06 ± 0,2 s.
    • B. T = 2,13 ± 0,02 s.
    • C. T = 2,00 ± 0,02 s.
    • D. T = 2,06 ± 0,02s.
    Xem đáp án
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 2372:
    Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m = 100 g được treo vào đầu tự do của một lò xo có độ cứng k = 20 N/m. Vật m được đặt trên một giá đỡ nằm ngang M tại vị trí lò xo không biến dạng. Cho giá đỡ M chuyển động nhanh dần đều xuống dưới với gia tốc 2 m/s2 . Lấy g = 10 m/s2. Biên độ dao động của m sau khi nó rời khỏi giá đỡ bằng?
    • A. 3 cm.
    • B. 5 cm.
    • C. 6 cm.
    • D. 4 cm.
    Xem đáp án
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 2373:
    Tại một nơi trên mặt đất, một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì T1. Nếu thay đổi chiều dài con lắc một đoạn 50 cm thì chu kì dao động điều hòa của con lắc tăng 0,5 s. Cho gia tốc trọng trường tại nơi đặt con lắc là \(g = \pi^2 (m/s^2)\). Giá trị T1 bằng:
    • A. 2,2 s.
    • B. 0,75 s.
    • C. 1,75 s.
    • D. 1,5 s.
    Xem đáp án
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 2375:
    Hai vật A, B có cùng khối lượng 500 g, có kích thước nhỏ được nối với nhau bởi sợi dây mảnh nhẹ dài 10 cm. Hai vật được treo vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/ . Lấy \(\pi^2\) = 10. Khi hệ vật và lò xo đang ở vị trí cân bằng người ta đốt sợi dây nối hai vật và vật B sẽ rơi tự do còn vật A sẽ dao động điều hòa. Lần đầu tiên vật A lên đến vị trí cao nhất thì khoảng cách giữa hai vật bằng bao nhiêu ? Biết rằng độ cao của điểm treo lò xo (so với sàn nhà) đủ lớn.
    • A. 35 cm.
    • B. 40 cm.
    • C. 45 cm.
    • D. 50 cm.
    Xem đáp án