Câu 2386: Một con lắc lò xo có tần số dao động riêng là f. Nếu tăng độ cứng của lò xo lên gấp 2 lần và giảm khối lượng của vật nặng còn một nửa thì tần số dao động riêng của con lắc sẽ là: A. f/2 B. 3f C. 2f D. f Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2387: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng tại một nơi có gia tốc rơi tự do g = 10(m/s2 ) có độ cứng của lò xo k = 50(N/m). Bỏ qua khối lượng của lò xo. Khi vật dao động thì lực kéo cực đại và lực nén cực đại của lò xo lên giá treo lần lượt là 4N và 2N. Tốc độ cực đại của vật là: A. 30\(\sqrt{5}\) (cm/s) B. 60\(\sqrt{5}\) (cm/s) C. 50\(\sqrt{5}\) (cm/s) D. 40\(\sqrt{5}\) (cm/s) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2388: Một chất điểm dao động điều hòa dọc theo trục Ox có vận tốc bằng không tại hai thời điểm liên tiếp (gần nhau nhất) là \(t_1 = 1,75 (s)\)và \(t_2 = 2,50 (s)\); tốc độ trung bình trong khoảng thời gian đó là 16(cm/s). Ở thời điểm t = 0 chất điểm ở cách gốc tọa độ một khoảng là: A. 2 cm B. 2\(\sqrt{3}\) cm C. 3 cm D. 1 cm Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2389: Một lò xo nhẹ có đầu trên gắn vào giá cố định; đầu dưới treo một quả cầu nhỏ. Khi quả cầu ở vị trí cân bằng, lò xo dãn 4cm. Kéo quả cầu xuống dưới cách vị trí cân bằng 3(cm) rồi buông nhẹ. Lấy g = 9,8(m/s2). Gia tốc của quả cầu lúc này vừa được buông ra có độ lớn: A. 7,35 ($m/s^2$) B. 7,35 ($cm/s^2$ ) C. 24,5 ($cm/s^2$ ) D. 2,45 ($m/s^2$ ) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2390: Một con lắc đơn có chiều dài dây treo \(l = 0,249 (m)\) quả cầu nhỏ có khối lượng m = 100(g). Cho nó dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8(m/s2 ) với biên độ góc \(\alpha _0\) = 0,07 rad trong môi trường dưới tác dụng của lực cản (có độ lớn không đổi) thì nó sẽ dao động tắt dần với cùng chu kỳ như khi không có lực cản. Biết con lắc đơn chỉ dao động được 100(s) thì ngừng hẳn. Độ lớn của lực cản bằng? A. $2,7.10^{-4}N$ B. $1,7.10^{-3}N$ C. $1,2.10^{-4}N$ D. $1,7.10^{-4}N$ Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2391: Hai con lắc đơn có cùng khối lượng, chiều dài \(l_1 = 81 (cm) ; l_2 = 64(cm)\); dao động điều hòa tại cùng một vị trí địa lí với cơ năng bằng nhau. Nếu biên độ góc của con lắc thứ nhất có giá trị \(\alpha _{01} = 5^0\) thì biên độ góc của con lắc thứ hai là: A. \(\alpha _{02} =\) 4,2650 B. \(\alpha _{02} =\) 4,6250 C. \(\alpha _{02} =\) 5,2650 D. \(\alpha _{02} =\) 5,6250 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2392: Con lắc lò xo treo thẳng đứng. Vật m đang đứng yên, truyền cho vật một vận tốc hướng thẳng đứng xuống dưới thì sau thời gian \(\Delta =\frac{\pi}{20}s\), vật dừng lại tức thời lần đầu và khi đó lò xo giãn 20cm. Lấy g = 10m/s2 . Biên độ dao động của vật là A. 5 cm. B. 20 cm. C. 15 cm. D. 10 cm. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2393: Hai con lắc đơn có chiều dài dây treo như nhau, vật nặng có cùng khối lượng, cùng đặt trong một điện trường đều có phương nằm ngang. Hòn bi của con lắc thứ nhất không tích điện. Hòn bi của con lắc thứ hai được tích điện, khi nằm cân bằng thì dây treo của nó tạo với phương thẳng đứng một góc bằng 600 . Cho mỗi con lắc dao động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng của nó với cùng một biên độ góc. Gọi cơ năng toàn phần của con lắc thư nhất là W1, cơ năng của con lắc thứ hai là W2 thì A. \(W_1 = \frac{W_2}{2}\) B. \(W_1 = 2W_2\) C. \(W_1 = \frac{W_2}{\sqrt{2}}\) D. \(W_1 =W_2\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2394: Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên phương nằm ngang trên một quỹ đạo là một đoạn thẳng dài 10 cm. Trong một chu kì dao động, cứ sau những khoảng thời gian bằng nhau và bằng \(\frac{1}{16}\) s thì động năng dao động bằng thế năng dao động. Khối lượng vật nặng là 100 g. Động năng đạt cực đại của con lắc là A. 0,16 J. B. 0.04 J. C. 0,32 J. D. 0,08 J. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2395: Cho hai dao động điều hòa cùng phương: $x_1 = Acos(ωt + π/3)$ (cm) và $x_2 = Bcos(ωt – π/2)$ (cm) (t đo bằng giây). Biết phương trình dao động tổng hợp là $x = 5cos(ωt + φ)$ (cm). Biên độ dao động $B$ có giá trị cực đại khi $A$ bằng A. \(5\sqrt{2}cm\) B. \(2,5\sqrt{2}cm\) C. \(5 cm\) D. \(5\sqrt{3} cm\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án