Câu 2476: Một con lắc lò xo có độ cứng 50 N/m, đầu trên gắn cố định, đầu dưới treo quả cầu nhỏ có khối lượng 1 kg sao cho vật có thể dao động không ma sát theo phương thẳng đứng trùng với trục lò xo. Lúc dầu dùng tấm ván phẳng đỡ quả cầu để lò không biến dạng. Sau đó cho tấm ván chuyển động đứng xuống dưới nhanh dần dều với gia tốc 1 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát. Lấy g = 10m/s2. Khi quả cầu rời tấm ván nó dao động điều hòa. Biên độ dao động là A. 8,2 cm. B. 8,7 cm. C. 1,2 cm. D. 1,5 cm. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2477: Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ. B. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên. D. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2478: Cho hai con lắc lò xo giống hệt nhau. Kích thích cho hai con lắc dao động điều hòa với biên độ lần lượt là 2A và A. Hai dao động cùng pha với nhau. Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng của hai con lắc. Khi động năng của con lắc thứ nhất là 0,6 J thì thế năng của con lắc thứ hai là 0,05 J. Hỏi khi thế năng của con lắc thứ nhất là 0,4 J thì động năng của con lắc thứ hai là bao nhiêu? A. 0,1 J. B. 0,4 J. C. 0,6 J. D. 0,2 J. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2479: Một con lắc đơn dao động với chu kì T0 trong chân không. Tại nơi đó, đưa con lắc ra ngoài không khí ở cùng một nhiệt độ thì chu kì của con lắc là T. Biết T khác T0 chỉ do lực đẩy Acsimet của không khí. Gọi tỉ số khối lượng riêng của không khí và khối lượng riêng của chất làm vật nặng là \(\varepsilon\). Mối liên hệ giữa T với T0 là A. \(T=\frac{T_0}{\sqrt{1-\varepsilon }}\) B. \(T=\frac{T_0}{\sqrt{1+\varepsilon }}\) C. \(T_0=\frac{T}{\sqrt{1-\varepsilon }}\) D. \(T_0=\frac{T}{\sqrt{1+\varepsilon }}\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2480: Một quả cầu có khối lượng $M = 0,2kg$ gắn trên một lò xo nhẹ thẳng đứng có độ cứng 20N/m, đầu dưới của lò xo gắn với đế có khối lượng Mđ. Một vật nhỏ có khối lượng $m = 0,1 kg$ rơi từ độ cao h = 0,45m xuống va chạm đàn hồi với M. Lấy gia tốc trọng trường $g = 10$ $m/s^2$ . Sau va chạm vật M dao động điều hòa theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo. Muốn để không bị nhấc lên thì $M_{đ}$ không nhỏ hơn A. $300$ g B. $200$ g C. $600$ g D. $100$ g Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2481: Một con lắc lò xo dao động điều hoà với biên độ 18cm. Tại vị trí có li độ x = 6cm, tỷ số giữa động năng và thế năng của con lắc là: A. 8 B. 6 C. 3 D. 0,125 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2482: Hai con lắc đơn cùng chiều dài và cùng khối lượng, các vật nặng coi là chất điểm,chúng được đặt ở cùng một nơi và trong điện trường đều $\underset{E}{\rightarrow}$ có phương thẳng đứng hướng xuống, gọi T0 là chu kì chưa tích điện của mỗi con lắc, các vật nặng được tích điện là $q_1$ và $q_2$ thì chu kì trong điện trường tương ứng là $T_1$ và $T_2$, biết $T_1 = 0,8T_0$ và $T_2 = 1, 2T_0$. Tỉ số \(\frac{q_1}{q_2}\) là A. \(\frac{81}{44}\) B. \(\frac{44}{81}\) C. \(-\frac{44}{81}\) D. \(-\frac{81}{44}\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2483: Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 10cm và tần số 2Hz. Tại thời điểm ban đầu vật đi theo chiều dương, lúc t = 2s vật có gia tốc \(a=8\sqrt{3}m/s^2\) , lấy $π^2 ≈10$. Phương trình dao động của vật là: A. \(x = 10 cos (4\pi t - \frac{\pi}{3})\) (cm) B. \(x = 10 cos (4\pi t- \frac{2\pi}{3})\) (cm) C. \(x = 10 cos (4\pi t- \frac{5\pi}{6})\) (cm) D. \(x = 10 \sqrt{2} cos (4\pi t+\frac{5\pi}{6})\) (cm) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2484: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ) . Để trong khoảng thời gian 5T/4 đầu tiên vật đi được quãng đường ngắn nhất thì giá trị của pha ban đầu là A. \(+\frac{3\pi}{4}\) hoặc \(-\frac{\pi}{4}\) B. \(+\frac{5\pi}{6}\) hoặc \(-\frac{\pi}{6}\) C. \(+\frac{\pi}{4}\) hoặc \(-\frac{3\pi}{4}\) D. \(+\frac{\pi}{6}\) hoặc \(-\frac{5\pi}{6}\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 2485: Một vật nặng có khối lượng m1, điện tích \(q= + 5.10^{-5} C\) được gắn vào lò xo có độ cứng k = 10 N/m tạo thành con lắc lò xo nằm ngang. Điện tích trên vật không thay đổi khi con lắc dao động và bỏ qua ma sát. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Tại thời điểm vật nặng đi qua vị trí cân bằng và có vận tốc hướng ra xa điểm treo lò xo, người ta bật một điện trường đều có cường độ E = 104 V/m, cùng hướng với vận tốc của vật. Khi đó biên độ dao động mới của con lắc lò xo là A. 10 cm. B. 8,66 cm. C. 7,07 cm. D. 5 cm. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án