Trắc Nghiệm Chuyên Đề Dao động Cơ Học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 2486:
    Trong khoảng thời gian từ t = 0 đến t1 = \(\frac{\pi }{48}\) s, động năng của một vật dao động điều hòa tăng từ 0,096 J đến giá trị cực đại rồi sau đó giảm về 0,064 J. Biết rằng, ở thời điểm t1 thế năng dao động của vật cũng bằng 0,064 J. Cho khối lượng của vật là 100 g. Biên độ dao động của vật bằng
    • A. 3,2 cm.
    • B. 8,0 cm.
    • C. 32 cm.
    • D. 16 cm.
    Xem đáp án
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 2487:
    Con lắc lò xo treo thẳng đứng tại nơi có gia tốc trọng trường g = π2 (m/s2), dao động điều hòa với chu kì T= 0,6s. Nếu biên độ dao động là A thì độ lớn của lực đàn hồi lớn nhất của lò xo lớn gấp 4 lần độ lớn của lực đàn hồi nhỏ nhất. Biên độ dao động của con lắc là
    • A. 4,5 cm
    • B. 6,4 cm
    • C. 4,8 cm
    • D. 4,5 cm
    Xem đáp án
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 2488:
    Trong dao động tuần hoàn
    • A. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật lại đi qua vị trí cũ không phải là chu kì dao động.
    • B. Tần số dao động không phụ thuộc đặc tính của hệ dao động.
    • C. Gia tốc phụ thuộc thời gian theo quy luật \(a=-\omega ^2Acos(\omega t+\varphi )\) với ω, A, φ là các hằng số.
    • D. Tần số dao động không phải là một hằng số.
    Xem đáp án
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 2489:
    Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng 100g và lò xo nhẹ có độ cứng 0,01N/cm. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo dãn 10cm rồi buông nhẹ cho vật dao động. Trong quá trình dao động lực cản tác dụng lên vật có độ lớn không đổi 10-3N. Lấy \(\pi ^2\) = 10. Sau 21,4s dao động, tốc độ lớn nhất của vật chỉ có thể là:
    • A. 50\(\pi\) mm/s.
    • B. 57\(\pi\) mm/s.
    • C. 56\(\pi\) mm/s.
    • D. 54\(\pi\) mm/s.
    Xem đáp án
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 2490:
    Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì
    • A. Thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên.
    • B. Khi vật ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng.
    • C. Khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu.
    • D. Động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại
    Xem đáp án
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 2491:
    Khi nói về một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây sai?
    • A. Lực kéo về tác dụng lên vật biến thiên điều hòa theo thời gian
    • B. Động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
    • C. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
    • D. Vận tốc của vật biên thiên điều hòa theo thời gian .
    Xem đáp án
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 2492:
    Một vật dao động điều hòa có chu kì là T. Nếu chọn gốc thời gian t = 0 lúc vật qua vị trí cân bằng, thì trong nửa chu kì đầu tiên, vận tốc của vật bằng không ở thời điểm
    • A. \(\frac{T}{2}\)
    • B. \(\frac{T}{4}\)
    • C. \(\frac{T}{8}\)
    • D. \(\frac{T}{6}\)
    Xem đáp án
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 2493:
    Một con lắc lò xo tham gia đồng thời 2 dao động cùng phương, cùng tần số \(\omega =5\sqrt{2}(rad/s)\), có độl ệch pha bằng 2π/3. Biên độ của hai dao động thành phần là A1= 4cm và A2. Biết độ lớn vận tốc của vật tại thời điểm động năng bằng thế năng là 20cm/s. Biên độ thành phần A2 bằng:
    • A. 6cm
    • B. \(\sqrt{3}\) cm
    • C. \(4\sqrt{3}\) cm
    • D. 4 cm
    Xem đáp án
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 2494:
    Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình lần lượt là\(x_{1} = A_{1}cos(\omega t + \frac{\pi }{3}) cm\) và \(x_{2} = 5cos(\omega t + \varphi) cm\)Phương trình dao động tổng hợp của hai dao động này có dạng \(x = Acos(\omega t + \frac{\pi }{6}) cm\). Thay đổi A1để biên độ A có giá trị lớn nhất Amax. Giá trị đó
    • A. \(10\sqrt{3}\)
    • B. 10
    • C. 5
    • D. \(5\sqrt{3}\)
    Xem đáp án
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 2495:
    Một con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng m gắn với dây treo có chiều dài l. Từ vị trí cân bằng kéo vật sao cho góc lệch của sợi dây so với phương thẳng đứng là α0 = 600 rồi thả nhẹ. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua mọi ma sát. Độ lớn gia tốc của vật khi độ lớn lực căng dây bằng trọng lượng là
    • A. \(\frac{10}{3} (\frac{m}{s^2})\)
    • B. \(0 (\frac{m}{s^2})\)
    • C. \(\frac{10\sqrt{6}}{3} (\frac{m}{s^2})\)
    • D. \(\frac{10\sqrt{5}}{3} (\frac{m}{s^2})\)
    Xem đáp án