Trắc Nghiệm Chuyên Đề Dao động Cơ Học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 292:
    Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x=5\cos(5\pi t+\frac{\pi }{2})cm\). Sau bao lâu kể từ lúc t = 0, vật đi được quãng đường là 42,5 cm?
    • A. \(\frac{5}{6}s\)
    • B. \(\frac{13}{15}s\)
    • C. \(\frac{2}{5}s\)
    • D. \(\frac{17}{5}s\)
    Đáp án đúng: A
    Tại t=0: \(\left\{\begin{matrix} x=5\cos\frac{\pi }{2}=0\\ v=-25\pi \sin\frac{\pi }{2}> 0 \end{matrix}\right.\)
    Do đó lúc t = 0 vật ở vị trí cân bằng và đi theo chiều âm thì sau khi đi được quãng đường S = 42,5 cm = 2.4A + 0,5A vật đến vị trí x = -2,5 cm = -0,5A. Vậy thời gian vật đi được quãng đường 42,5 cm là \(t=2T+\frac{T}{12}=\frac{5}{6}s\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 293:
    Chọn phát biểu sai:
    • A. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc độ chênh lệch tần số cưỡng bức và tần số riêng của hệ dao động.
    • B. Dao động duy trì có tần số bằng tần số dao động riêng của hệ.
    • C. Hiện tượng cộng hưởng cơ xảy ra khi hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn.
    • D. Dao động của vật trong chất lỏng tắt dần càng nhanh nếu chất lỏng càng ít nhớt.
    Đáp án đúng: D
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 295:
    Vật dao động điều hoà với tần số góc w có thời gian ngắn nhất để động năng lại bằng thế năng là
    • A. \(\frac{2\pi \sqrt{2}}{\omega }\)
    • B. \(\frac{\omega }{\sqrt{2} }\)
    • C. \(\frac{\pi }{2\omega }\)
    • D. \(\frac{2\omega }{\pi}\)
    Đáp án đúng: C
    Khoảng thời gian để động năng bằng thế năng lập lại là \(\frac{T}{4}=\frac{2\pi}{4\omega}=\frac{\pi }{2\omega }\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 296:
    Một vật nhỏ có chuyển động là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao động này có phương trình là \(x_{1}=A_{1}\cos\omega t\) và \(x_{2}=A_{2}\cos(\omega t+\frac{\pi }{2})\). Gọi E là cơ năng của vật. Khối lượng của vật bằng
    • A. \(\frac{E}{\omega ^{2}\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}}}\)
    • B. \(\frac{2E}{\omega ^{2}\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}}}\)
    • C. \(\frac{E}{\omega ^{2}(A_{1}^{2}+A_{2}^{2})}\)
    • D. \(\frac{2E}{\omega ^{2}(A_{1}^{2}+A_{2}^{2})}\)
    Đáp án đúng: D
    Ta có: \(E=\frac{1}{2}m\omega ^{2}A^{2}\)
    x1 vuông pha với x2 \(\Rightarrow A^{2}=A_{1}^{2}+A_{2}^{2}\Rightarrow m=\frac{2E}{\omega ^{2}(A_{1}^{2}+A_{2}^{2})}\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 298:
    Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì
    • A. năng lượng dao động của vật đạt giá trị lớn nhất.
    • B. ngoại lực thôi không tác dụng lên vật.
    • C. vật dao động với tần số lớn hơn tần số dao động riêng.
    • D. vật dao động với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.
    Đáp án đúng: A
    Khi cộng hưởng biên độ lớn nhất nên năng lượng lớn nhất.
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 299:
    Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài 1,44 m dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường \(g = \pi ^{2} m/s^{2}\). Con lắc dao động với chu kì bằng
    • A. 2,4 s
    • B. 1,2 s
    • C. 0,42 s
    • D. 0,83 s
    Đáp án đúng: A
    Chu kỳ con lắc đơn: \(T=\frac{2\pi }{\omega }=2\pi\sqrt{\frac{l}{g}}=2,4s\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 300:
    Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và hòn bi m gắn vào đầu lò xo, đầu kia của lò xo được treo vào một điểm cố định. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kì là
    • A. \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{m}{k}}\)
    • B. \(2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}\)
    • C. \(2\pi \sqrt{\frac{k}{m}}\)
    • D. \(\frac{1}{2\pi} \sqrt{\frac{k}{m}}\)
    Đáp án đúng: B
    Chu kì con lắc lò xo: \(T=\frac{2\pi}{\omega}=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 301:
    Con lắc lò xo dao động điều hòa với k là độ cứng của lò xo, m là khối lượng vật nặng, A là biên độ, ω là tần số góc, f là tần số và E là năng lượng của dao động. Biểu thức nào sau đây đúng?
    • A. \(E=\frac{1}{2}kA\)
    • B. \(E=2m\pi ^{2}f^{2}A^{2}\)
    • C. \(E=4m\pi ^{2}f^{2}A^{2}\)
    • D. \(E=\frac{1}{2}m\omega A^{2}\)
    Đáp án đúng: B
    Vì \(E=\frac{1}{2}m\omega^{2} A^{2}=\frac{1}{2}m(2\pi f)^{2}A^{2}=2m\pi ^{2}f^{2}A^{2}\)