Trắc Nghiệm Chuyên Đề Dao động Cơ Học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 21:
    Một vật dao động điều hoà khi đi qua vị trí mà động năng bằng thế năng thì vận tốc và gia tốc có độ lớn lần lượt là 10 cm/s và 100 cm/s2. Chu kì biến thiên của động năng là
    • A. \(\frac{{\rm{\pi }}}{{{\rm{10}}}}\)s
    • B. \(\frac{{\rm{\pi }}}{{{\rm{5}}}}\)s
    • C. \(\frac{{\rm{\pi }}}{{{\rm{20}}}}\)s
    • D. \(\frac{{\rm{\pi }}}{{{\rm{4}}}}\)s
    Tại vị trí động năng bằng thế năng của vật thì
    \(\left\{ \begin{array}{l}
    v = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\omega A\\
    a = \frac{{\sqrt 2 }}{2}{\omega ^2}A
    \end{array} \right. \Rightarrow \omega = \frac{a}{v} = \frac{{100}}{{10}} = 10\)rad/s
    Động năng sẽ biến thiên với chu kì bằng một nửa chu kì dao động của vật
    \(T = \frac{1}{2}\frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{1}{2}\frac{{2\pi }}{{10}} = \frac{\pi }{{10}}s\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 22:
    Vận tốc của vật dao động điều hoà có độ lớn cực đại khi
    • A. vật ở vị trí có pha dao động cực đại.
    • B. vật ở vị trí có li độ cực đại.
    • C. vật ở vị trí có li độ bằng không
    • D. gia tốc của vật đạt cực đại.
    Vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật đi qua vị trí cân bằng ⇒ vị trí có li độ bằng không
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 23:
    Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào
    • A. biên độ của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
    • B. tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
    • C. môi trường vật dao động.
    • D. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
    Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 24:
    [​IMG]
    Một chất điểm thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng biên độ và cùng tần số, có li độ phụ thuộc vào thời gian như hình vẽ. Thời điểm t1không phải là vị trí biên. Biên độ dao động tổng hợp gần nhất giá trị nào sau đây?
    • A. 4 cm.
    • B. 4 \(\sqrt 3 \)cm.
    • C. 4,5\(\sqrt 3 \) cm.
    • D. 4 \(\sqrt 2 \)cm.
    [​IMG]
    Phương pháp đường tròn
    + Từ hình vẽ, ta có :
    \(\left\{ \begin{array}{l}
    \sin \varphi = \frac{2}{A}\\
    \cos \left( {\frac{\varphi }{2}} \right) = \frac{{\sqrt 6 + \sqrt 2 }}{A}
    \end{array} \right. \Rightarrow 2\sin \left( {\frac{\varphi }{2}} \right)\cos \left( {\frac{\varphi }{2}} \right) = \frac{2}{A} \Leftrightarrow \frac{{\sqrt 6 + \sqrt 2 }}{A}\sqrt {1 - {{\left( {\frac{{\sqrt 6 + \sqrt 2 }}{A}} \right)}^2}} = \frac{2}{A}\)
    Giải hệ trên ta thu được : \(\left\{ \begin{array}{l}
    A \approx 4,5cm\\
    \varphi \approx {61^0}
    \end{array} \right.\)
    Biên độ dao động tổng hợp
    \(A' = \sqrt {{A^2} + {A^2} + 2{\rm{A}}{\rm{.A}}{\rm{.}}\cos \Delta \varphi } \approx 7,8cm\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 25:
    [​IMG]
    Đồ thị vận tốc – thời gian của một dao động cơ điều hòa được cho như hình vẽ. Ta thấy :
    • A. tại thời điểm t2, gia tốc của vật có giá trị âm
    • B. tại thời điểm t3, li độ của vật có giá trị âm
    • C. tại thời điểm t4, li độ của vật có giá trị dương
    • D. tại thời điểm t1, gia tốc của vật có giá trị âm
    [​IMG]
    Tại thời điểm t2 vận tốc của vật có giá trị dương và đang giảm, dựa vào đường tròn ta xác định được gia tốc đang có giá trị âm
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 26:
    Một chất điểm dao động điều hòa trên trục ox có vận tốc bằng không tại hai thời điểm liên tiếp t1 = 1,625s và t2 = 2,375s, Tốc độ trung bình trong khoảng thời gian đó 16cm/s. ở thời điểm t = 0 vận tốc v0(cm/s) và li đô x0 (cm) của vật thỏa mãn hệ thức
    • A. x0v0 = \(4\pi \sqrt 3 \)
    • B. x0v0 = \(12\pi \sqrt 3 \)
    • C. x0v0 = \( - 12\pi \sqrt 3 \)
    • D. x0v0 = \( - 4\pi \sqrt 3 \)
    [​IMG]
    + Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vận tốc bằng không là
    \(\Delta t = \frac{T}{2} = 2,375 - 1,625 \Rightarrow T = 1,5{\rm{s}}\)
    Tốc độ trung bình \({v_{tb}} = \frac{{2{\rm{A}}}}{{\frac{T}{2}}} = 16 \Rightarrow A = 6cm\)
    + Tần số góc của dao động \(\omega = \frac{{2\pi }}{T} = \frac{{2\pi }}{{1,5}} = \frac{{4\pi }}{3}\)
    + Thời điểm ban đầu ứng với lùi một góc quét \(\varphi = \omega {t_1} = \frac{{13\pi }}{6}\)rad
    Từ hình vẽ ta thấy : \({x_0}{v_0} = - \frac{A}{2}\frac{{\sqrt 3 }}{2}\omega A = - 12\sqrt 3 \pi \)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 27:
    Chỉ ra câu sai . Khi tổng hợp hai dao động cùng phương, cùng tần số nhưng ngược pha nhau thì:
    • A. dao động tổng hợp sẽ ngược pha với một trong hai dao động thành phần.
    • B. dao động tổng hợp sẽ cùng pha với một trong hai dao động thành phần.
    • C. biên độ dao động tổng hợp phụ thuộc vào tần số.
    • D. biên dộ dao động tổng hợp nhỏ nhất.
    Đáp án đúng: C
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 28:
    Một con lắc đơn có chiều dài 121cm, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g =10 m/s2 . Lấy \({\pi ^2} = 10\) .Chu kì dao động của con lắc là:
    • A. 1s
    • B. 0,5s
    • C. 2,2s
    • D. 2s
    Chu kì dao động của con lắc
    \(T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} = 2\pi \sqrt {\frac{{{{121.10}^{ - 2}}}}{{10}}} = 2,2{\rm{s}}\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 29:
    Phát biểu nào sau đây là không đúng .
    • A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.
    • B. Chu kỳ của dao động cưỡng bức không bằng chu kỳ của dao động riêng.
    • C. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số của dao động riêng.
    • D. Chu kỳ của dao động cưỡng bức bằng chu kỳ của lực cưỡng bức.
    Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 30:
    Tại nơi có gia tốc trọng trường là g, một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động đều hòa. Biết tại vị trí cân bằng của vật độ dãn của lò xo là . Chu kì dao động của con lắc này là
    • A. \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{{\Delta l}}{g}} \)
    • B. \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{{\Delta l}}} \)
    • C. \(2\pi \sqrt {\frac{g}{{\Delta l}}} \)
    • D. \(2\pi \sqrt {\frac{{\Delta l}}{g}} \)
    Đáp án đúng: D