Câu 342: Con lắc lò xo treo vào trần thang máy đang dao động thì thang máy rơi tự do. Khi đó chu kỳ dao động của con lắc A. giảm B. không đổi C. tăng D. Không có cơ sở để kết luận Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: B
Câu 343: Tìm phát biểu sai về năng lượng dao động điều hòa của con lắc lò xo A. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng. B. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở VTCB D. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn với tần số bằng hai lần tần số dao động Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: D
Câu 344: Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x = a\sqrt 3 \,c{\rm{os}}\omega t + a\sin \omega t\).Biên độ và pha ban đầu của dao động lần lượt là A. a và 0 B. \(a\sqrt{3}\) và \(\frac{\pi }{2}\) C. 2a và \(-\frac{\pi }{6}\) D. a và \(\frac{\pi }{3}\) Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: D Thay A = 4cm, x = 2cm và v =100cm/s vào phương trình \(A^2=x^2+\frac{v^2}{\omega ^2}\) Ta được: \(\omega \frac{50}{\sqrt{3}}rad/s\Rightarrow f=\frac{\omega }{2\pi }=4,6Hz\)
Câu 345: Một vật nhỏ thực hiện dao động điều hòa theo phương trình $x = 10\cos \left( {4\pi t \frac{\pi }{3}} \right)\,\,\left( {cm} \right)$ với t tính bằng giây. Động năng của vật đó biến thiên với chu kì bằng A. 0,125s B. 0,25s C. 0,5s D. 1,0s. Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: C Ta có \(x=2a\left ( \frac{\sqrt{3}}{2}cos \omega t +\frac{1}{2}sin\omega t \right )= 2a cos(\omega t-\frac{\pi }{6})\) Từ đó biên độ và pha ban đầu của dao động lần lượt là 2a và \(-\frac{\pi }{6}\)
Câu 346: Hai chất điểm dao động điều hoà trên hai trục tọa độ Ox và Oy vuông góc với nhau (O là vị trí cần bằng của cả hai chất điểm). Biết phương trình dao động của hai chất điểm là: x = 2cos(5πt + π/2)cm và y = 4cos(5πt – π/6)cm. Khi chất điểm thứ nhất có li độ x =\(-\sqrt{3}\) cm và đang đi theo chiều âm thì khoảng cách giữa hai chất điểm là A. \(3\sqrt{3}\)cm. B. \(\sqrt{7}\)cm. C. \(2\sqrt{3}\)cm. D. \(\sqrt{15}\)cm. Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: D t = 0: x = 0, vx< 0 chất điểm qua VTCB theo chiều âm. \(y=2\sqrt{3},\, v_{y}>0\) chất điểm y đi từ \(2\sqrt{3}\) ra biên. Khi chất điểm x đi từ VTCB đến vị trí \(x=-\sqrt{3}\) hết thời gian \(\frac{T}{6}\) Trong thời gian \(\frac{T}{6}\) đó, chất điểm y đi từ \(y=2\sqrt{3}\) ra biên dương rồi về lại đúng \(y=2\sqrt{3}\) Vị trí của 2 vật như hình vẽ: Khoảng cách giữa 2 vật là: \(d=\sqrt{(\sqrt{3})^{2}+(2\sqrt{3})^{2}}=\sqrt{15}\Rightarrow D\)
Câu 347: Hai chất điểm M, N dao động điều hòa dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục tọa độ Ox. Vị trí cân bằng của M và của N đều ở trên một đường thẳng qua gốc tọa độ và vuông góc với Ox. Phương trình dao động của chúng lần lượt là x1 = 10cos2πt (cm) và \(x_{2} = 10 cos(2\pi t +\frac{\pi }{2} )\) (cm) . Hai chất điểm gặp nhau khi chúng đi qua nhau trên đường thẳng vuông góc với trục Ox. Thời điểm lần thứ 2013 hai chất điểm gặp nhau là: A. 16 phút 46,42s. B. 16 phút 47,42s C. 16 phút 46,92s D. 16 phút 45,92s Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: A Ta có: \(x_{2}=10\sqrt{3}cos(2\pi t+\frac{\pi }{2})cm=-10\sqrt{3}sin(2\pi t)\) \(x_{1}=x_{2}\rightarrow 10cos(2\pi t=-10\sqrt{3}sin(2\pi t))\rightarrow tan(2\pi t)=-\frac{1}{\sqrt{3}}\) \(\rightarrow 2\pi t=-\frac{\pi }{6}+k\pi \rightarrow t=-\frac{1}{12}+\frac{k}{2}(s)\) với k = 1; 2; 3.... hay \(t=\frac{5}{12}+\frac{k}{2}\) với k = 0, 1,2 ... Thời điểm lần đầu tiên hai chất điểm gặp nhau ứng với k = 0: \(t_{1}=\frac{5}{12}(s)\) Lần thứ 2013 chúng gặp nhau ứng với k = 2012 \(\rightarrow t_{2013}=1006\frac{5}{12}=16phut\, 46,4166s=16phut\, 46,42s\Rightarrow A\)
Câu 348: Hai vật dao động điều hòa coi như trên cùng 1 trục Ox, cùng tần số và cùng vị trí cân bằng, có các biên độ lần lượt là 4cm và 2cm. Biết độ lệch pha hai dao động nói trên là 600. Tìm khoảng cách cực đại giữa hai vật? A. \(2\sqrt{3}cm\) B. \(2\sqrt{2}cm\) C. \(3\sqrt{3}cm\) D. 6cm. Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: A Hiệu của 2 dao động: \(x=x_{1}-x_{2}=Acos(wt+\varphi )\) \(A^{2}=A_{1}^{2}+A_{2}^{2}-2A_{1}A_{2}cos\Delta \varphi =4^{2}+2^{2}-2.4.2cos60^{\circ}\) \(\Rightarrow A=2\sqrt{3}cm\) Khoảng cách cực đại giữa 2 vật: \(x_{max}=A=2\sqrt{3}cm\Rightarrow A\)
Câu 349: Chọn phát biểu sai khi nói về biên độ của dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số: A. Nhỏ nhất khi hai dao động thành phần ngược pha. B. Phụ thuộc vào tần số của hai dao động thành phần. C. Phụ thuộc vào độ lệch pha của hai dao động thành phần. D. Lớn nhất khi hai dao động thành phần cùng pha. Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: B
Câu 350: Tìm kết luận sai. Hợp lực tác dụng lên vật dao động điều hoà luôn A. hướng về vị trí cân bằng B. cùng chiều vận tốc C. cùng chiều với gia tốc D. ngược dấu với li độ Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: B
Câu 351: Hai DĐĐH cùng tần số ngược pha nhau khi A. Một dao động đạt li độ cực đại thì li độ của dao động kia bằng 0. B. Độ lệch pha của chúng bằng bội số lẻ của \(\pi\). C. Chúng đồng thời qua vị trí cân bằng theo cùng chiều. D. Hiệu số pha bằng bội số nguyên của \(\pi\). Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: B