Trắc Nghiệm Chuyên Đề Dao động Cơ Học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 373:
    Chu kì của vật dao động điều hòa:
    • A. Là khoảng thời gian để vật dao động trở lại vị trí cũ.
    • B. Là khoảng thời gian để vật trở lại trạng thái ban đầu của nó.
    • C. Là khoảng thời gian ngắn nhất để trạng thái dao động của vật lặp lại như cũ.
    • D. Là khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở về vị trí ban đầu của nó.
    Đáp án đúng: C
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 374:
    Tần số dao động của con lắc lò xo tăng hay giảm bao nhiêu lần nếu tăng khối lượng của con lắc lên 4 lần :
    • A. Tần số dao động của con lắc giảm đi \(2\sqrt{2}\) lần.
    • B. Tần số dao động của con lắc tăng lên 2 lần.
    • C. Tần số dao động của con lắc không đổi.
    • D. Tần số dao động của con lắc giảm đi 2 lần.
    Đáp án đúng: D
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 376:
    Một vật có khối lượng m = 0,5kg thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số góc \(4 \pi rad/s\), \(x_{1} = Acos(\omega t + \frac{\pi}{6})(cm)\), \(x_{2} = 4sin(\omega t - \frac{\pi}{3})(cm)\) . Biết độ lớn cực đại tác dụng lên vật trong quá trình vật dao động là 2,4N. Biên độ của dao động A1 là
    • A. 6 cm.
    • B. 3 cm.
    • C. 5 cm.
    • D. 7 cm.
    Đáp án đúng: D
    \(\begin{array}{l} \omega = \sqrt {\frac{k}{m}} \Rightarrow k = {\omega ^2}m = 80\left( {N/m} \right)\\ F = k.A \Rightarrow A = \frac{F}{k} = \frac{{2,4}}{{80}} = 0,03m = 3\,cm\\ {x_1} = 4\cos \left( {\omega t - \frac{{5\pi }}{6}} \right)\,\,\left( {cm} \right)\\ {x_2} = {A_1}\cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{6}} \right)\,\,\left( {cm} \right)\\ \to {A_1} = \left| {{A_1} + {A_2}} \right| = 4 + 3 = 7cm \end{array}\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 377:
    Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo trên một mặt phẳng không ma sát thì:
    • A. Động năng của con lắc giảm khi đi từ vị trí cân bằng ra biên.
    • B. Thế năng của con lắc giảm khi từ vị trí cân bằng ra biên.
    • C. Động năng của con lắc tăng khi đi từ vị trí cân bằng ra biên.
    • D. Cơ năng của con lắc giảm khi nó đi từ biên về vị trí cân bằng.
    Đáp án đúng: A
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 378:
    Nhận xét nào sau đây không đúng?
    • A. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn.
    • B. Biên độ dao động cưỡng bức đạt cực đại khi tần số của lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của vật.
    • C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
    • D. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc tần số của lực cưỡng bức.
    Đáp án đúng: D
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 379:
    Chu kỳ dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc vào:
    • A. Chiều dài của con lắc và gia tốc trọng trường tại nơi làm thí nghiệm.
    • B. Gia tốc trọng trường và khối lượng của con lắc tại nơi làm thí nghiệm.
    • C. Biên độ dao động và khối lượng của con lắc tại nơi làm thí nghiệm.
    • D. Biên độ dao động và chiều dài của con lắc tại nơi làm thí nghiệm.
    Đáp án đúng: A
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 380:
    Một vật dao động điều hòa theo phương trình vận tốc là: \(v = 20 \pi cos(2 \pi t + \frac{\pi}{4})(cm/s).\) Biên độ dao động và vận tốc cực đại của vật là
    • A. \(A= 20 \pi(cm); \begin{vmatrix} v \end{vmatrix} = 40 \pi ^{2}(cm/ s)\)
    • B. \(A= 10(cm); \begin{vmatrix} v \end{vmatrix} = 40 \pi ^{2}(cm/ s)\)
    • C. \(A= 10(cm); \begin{vmatrix} v \end{vmatrix} = 20 \pi (cm/ s)\)
    • D. \(A= 20 \pi(cm); \begin{vmatrix} v \end{vmatrix} = 20 \pi (cm/ s)\)
    Đáp án đúng: C
    \(\begin{vmatrix} v \end{vmatrix}=20 \pi(cm/s)\)
    \(\begin{vmatrix} v \end{vmatrix}=\omega A\Rightarrow A=\frac{\begin{vmatrix} v \end{vmatrix}}{\omega }=\frac{20 \pi}{2 \pi}=10cm\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 381:
    Vật dao động điều hòa với biên độ 10cm. Quãng đường lớn nhất vật đi được trong 5/3s là 70cm. Tại thời điểm kết thúc quãng đường lớn nhất đó thì tốc độ của vật bằng
    • A. \(7\pi\sqrt{3}cm/s\)
    • B. \(20\pi\sqrt{3}cm/s\)
    • C. \(5\pi\sqrt{3}cm/s\)
    • D. \(10\pi\sqrt{3}cm/s\)
    Đáp án đúng: D
    Quãng đường lớn nhất vật đi được = 3.(2A) + 10 (cm), suy ra thời gian vật đi quãng đường này = 3T/2 + x (s).
    [​IMG]
    Vì quãng đường là lớn nhất nên vật sẽ đi 10cm trong thời gian ngắn nhất (x giây), tức là vật sẽ đi qua vị trí cân bằng (nơi có tốc độ lớn nhất).
    Lúc đó ta có \(x=\frac{T}{6}\Rightarrow \frac{3T}{2}+\frac{T}{6}=\frac{5}{3}\)
    \(\Rightarrow T=1(s)\Rightarrow \omega =2\pi\)
    Khi đi hết quãng đường trên, vật ở vị trí có \(x=-\frac{A}{2}\)
    Ta có
    \(\left (\frac{x}{A} \right )^2+\left ( \frac{v}{A\omega } \right )^2=1\Leftrightarrow \left | v \right |=\frac{A\omega \sqrt{3}}{2}=10\pi \sqrt{3}(cm)\)