Trắc Nghiệm Chuyên Đề Dao động Cơ Học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 414:
    Treo vật m = 100g vào lò xo có độ cứng k rồi kích thích cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Trong quá trình dao động người ta thấy tỉ số độ lớn lực đàn hồi cực đại và cực tiểu bằng 3. Lấy g = 10 m/s2 . Biết ở vị trí cân bằng lò xo giãn 8 cm. Khi tốc độ của vật có giá trị bằng một nửa tốc độ cực đại thì độ lớn của lực phục hồi lúc đó bằng
    • A. 0,25N
    • B. 0,5N
    • C. 0,36N
    • D. 0,43N
    Đáp án đúng: D
    Khi vật ở vị trí cân bằng:
    \(mg=k.\Delta l\Rightarrow 0,1.10=0,08.k\Rightarrow k=12,5(N/m)\)
    Tỉ số lực đàn hồi cực đại và cực tiểu:
    \(\frac{F_{max}}{F_{min}}=\frac{k(\Delta l+A)}{k(\Delta l-A)}=3\Rightarrow A=4(cm)\)
    Khi tốc độ của quả nặng bằng ½ tốc độ cực đại
    \(\rightarrow x=\frac{\sqrt{3}}{2}A=2\sqrt{3}(cm)\)
    Khi đó giá trị lực hồi phục bằng:
    \(F=-k.x=0,25\sqrt{3}=0,43(N)\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 415:
    Kích thích để con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 5 cm thì vật dao động với tần số 5Hz. Nếu treo hệ lò xo trên theo phương thẳng đứng rồi kích thích để con lắc dao động điều hòa với biên độ 10 cm thì tần số dao động của vật là
    • A. 10 Hz
    • B. 5 Hz
    • C. \(5\sqrt{2}Hz\)
    • D. \(5/\sqrt{2}Hz\)
    Đáp án đúng: B
    Tần số f phụ thuộc và (độ cứng k của lò xo, khối lượng m của vật) f = 5Hz
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 416:
    Tại m ột nơi trên mặt đất, m ột con lắc đơn dao động điều hòa. Trong khoảng thời gian \(\Delta t\), con lắc thực hiện 60 dao động toàn phần; thay đổi chiều dài con lắc một đoạn 44 cm thì cũng trong khoảng thời gian \(\Delta t\) ấy, nó thực hiên 50 dao động toàn phần. Chiều dài ban đầu của con lắc là
    • A. 144 cm
    • B. 60 cm
    • C. 80 cm
    • D. 100 cm
    Đáp án đúng: D
    \(\frac{T_1}{T_2}=\frac{50}{60}=\sqrt{\frac{l}{l+\Delta l}}=\sqrt{\frac{l}{l+44}} \rightarrow l=100cm\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 417:
    Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây đúng?
    • A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức
    • B. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức
    • C. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức
    • D. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức
    Đáp án đúng: D
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 418:
    Trong dao động điều hòa của một vật thì tập hợp ba đại lượng nào sau đây không thay đổi theo thời gian?
    • A. Biên độ, tần số, gia tốc
    • B. Gia tốc, chu kỳ, l ực
    • C. Vận tốc, lực, năng lượng toàn phần
    • D. Biên độ, tần số, năng lượng toàn phần
    Đáp án đúng: D
    Các đại lượng biến đổi điều hòa theo thời gian: x, v, a, F, Wđ, Wt
    Các đại lượng không biến đổi theo thời gian: A, f, W, T
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 420:
    Đối với con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa nhận xét nào sau đây đúng?
    • A. Biên độ dao động phụ thuộc vào độ giãn của lò xo ở vị trí cân bằng
    • B. Trọng lực của Trái Đất tác dụng lên vật càng lớn chu kì dao động của vật càng lớn
    • C. Khi lò xo có chiều dài cực tiểu thì lực đàn hồi tác dụng lên vật có giá trị nhỏ nhất
    • D. Lực đàn hồi tác dụng lên vật cũng chính là lực kéo về
    Đáp án đúng: D
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 421:
    Một lò xo có độ cứng k đặt nằm ngang, một đầu cố định một đầu gắn vật khối lượng m. Kích thích để vật dao động điều hòa với tốc độ cực đại bằng 3m/s và gia tốc cực đại bằng 30\(\pi\) m/s2 . Thời điểm ban đầu t = 0 vật có vận tốc v = +1,5 m/s và thế năng đang tăng. Sau đó bao lâu vật có gia tốc bằng 15π m/s2 ?
    • A. 1/15 s
    • B. 1/12 s
    • C. 1/20 s
    • D. 1/10 s
    Đáp án đúng: B
    [​IMG]
    \(v_{max}=\omega .A=3m/s\)
    \(a_{max}=\omega^2 .A=30 \pi m^2/s\)
    Suy ra
    \(\omega =10\pi (rad/s)\Rightarrow A=\frac{3}{10\pi }=0,095(m)\)
    Thời điểm ban đầu
    \(v=+1,5m/s\rightarrow x=0,083\)
    Khi gia tốc bằng
    \(15\pi m/s^2\rightarrow x=0,047(m)\)
    [​IMG]
    Thời gian vật đi từ x = 0,083 (m) → biên A → điểm x = 0,047 (m) cần \(\Delta\)t = 1/12 s