Trắc Nghiệm Chuyên Đề Dao động Cơ Học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 482:
    Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, dao động 1 có biên độ A1 = 10 cm, pha ban đầu \(\frac{\pi}{6}\) và dao động 2 có biên độ A2, pha ban đầu \(-\frac{\pi}{2}\). Biên độ A2 thay đổi được. Biên độ dao động tổng hợp A có giá trị nhỏ nhất là
    • A. \(2\sqrt{3}cm\)
    • B. \(\sqrt{3}cm\)
    • C. \(2,5\sqrt{3}cm\)
    • D. \(5\sqrt{3}cm\)
    Đáp án đúng: D
    Áp dụng định lí hàm số cosin trong tam giác biên độ tổng hợp:
    \(A^2=A^2_1+A^2_2-2A_1A_2cos(60)\Rightarrow A_2=0\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 483:
    Cơ năng của một vật dao động điều hòa
    • A. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật
    • B. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật
    • C. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng.
    • D. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi.
    Đáp án đúng: B
    Cơ năng của một vật dao động điều hòa biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 485:
    Con lắc lò xo gồm vật nặng m = 100 gam và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m. Tác dụng một ngoại lực cưỡng bức biến thiên điều hòa biên độ F0 và tần số f1 = 6 Hz thì biên độ dao động A1. Nếu giữ nguyên biên độ F0 mà tăng tần số ngoại lực đến f2 = 7 Hz thì biên độ dao động ổn định là A2. So sánh A1 và A2 :
    • A. A2>A1
    • B. A1=A2
    • C. A1>A2
    • D. Chưa đủ điều kiện để kết luận
    Đáp án đúng: C
    Ta có tần số dao động của hệ là f0 = 5 Hz
    So sánh ta thấy f0<f1<f2
    Từ đó có thể quyết định A1> A2
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 486:
    Một con lắc đơn được treo vào trần một thang máy tại nơi có g = 9,86 m/s2. Khi thang đứng yên thì chu kì dao động nhỏ của con lắc là 2 s. Thang máy đi lên chậm dần đều với gia tốc 0,86 m/s2 thì con lắc dao động với tần số bằng
    • A. 0,53 Hz
    • B. 0,48 Hz
    • C. 0,75 Hz
    • D. 0,5 Hz
    Đáp án đúng: B
    Khi thang máy đi lên chậm dần đều nên gia tốc a ngược chiều chuyển động (hướng xuống), mà Fqt ngược chiều a nên Fqt hướng lên trên, Fqt ngược chiều P
    Chứng minh công thức ta có:
    \(g'=g-\frac{F_{qt}}{m}=g-a=9,86-0,86=9m/s^2\)
    Suy ra chu kì con lắc:
    \(T'=2\pi\sqrt{\frac{l}{g}}\)
    Lập tỉ số ta có:
    \(\frac{T}{T}=\sqrt{\frac{g}{g'}}\Rightarrow T'=2\sqrt{\frac{9,86}{9}}=2,093s\Rightarrow f=0,48Hz\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 487:
    Một con lắc đơn có chu kỳ 1s trong vùng không có điện trường, quả lắc có khối lượng 10 gam bằng kim loại mang điện tích 10-5 C. Con lắc được đem treo trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu , đặt thẳng đứng, hiệu điện thế giữa hai bản bằng 400 V. Kích thước các bản kim loại rất lớn so với khoảng cách 10 cm giữa chúng. Chu kì con lắc khi dao động trong điện trường giữa hai bản kim loại trên là:
    • A. 0,964 s
    • B. 0,631 s
    • C. 0,928 s
    • D. 0,580 s
    Đáp án đúng: A
    Ta có:
    \(E=\frac{U}{d}=4000(V/m)\)
    \(g'=\sqrt{g^2-\left ( \frac{qE}{m} \right )^2}=\sqrt{116}(m/s^2)\)
    Vậy
    \(\frac{T_1}{T_2}=\sqrt{\frac{g'}{g}}=\sqrt{\frac{\sqrt{116}}{10}}\Rightarrow T_2=0,964s\)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 489:
    Một chất điểm dao động điều hòa, lực kéo về tác dụng lên chất điểm có
    • A. độ lớn không đổi và luôn cùng hướng chuyển động của vật
    • B. độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ của vật và luôn cùng hướng chuyển động
    • C. độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ của vật và luôn hướng về vị trí cân bằng
    • D. độ lớn không đổi và luôn hướng về vị trí cân bằng.
    Đáp án đúng: C
    Một chất điểm dao động điều hòa, lực kéo về tác dụng lên chất điểm có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ của vật và luôn hướng về vị trí cân bằng.
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 490:
    Một con lắc đơn gồm một sợi dây dài có khối lượng không đáng kể, đầu sợi dây treo hòn bi bằng kim loại khối lượng m = 10 g, mang điện tích q = 0,2 \(\mu\)C . Đặt con lắc trong một điện trường đều \(\overrightarrow{E}\) có phương thẳng đứng hướng xuống dưới, độ lớn E = 10k V/m. Chu kì dao động của con lắc khi E = 0 là T0 = 2 s. Cho g = 10 m/s2. Chu kì dao động của con lắc khi có điện trường bằng
    • A. 1,01 s
    • B. 1,98 s
    • C. 2,02 s
    • D. 0,99 s
    Đáp án đúng: B
    Khi cường độ điện trường hướng thẳng đứng xuống dưới:
    \(T=2\pi\sqrt{\frac{l}{g_{hd}}}=2\pi \sqrt{\frac{l}{g+\frac{qE}{m}}}\)
    Mà đã biết
    \(T_0=2\pi\sqrt{\frac{l}{g}}=2s\)
    suy ra T = 1,98s
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 491:
    Con lắc lò xo treo thẳng đứng, gồm lò xo độ cứng k = 100 (N/m) và vật nặng khối lượng m = 100 (g). Kéo vật theo phương thẳng đứng xuống dưới làm lò xo giãn 3 (cm), rồi truyền cho nó vận tốc \(20\pi \sqrt{3}\)(cm/s) hướng lên. Lấy \(\pi^2\) = 10; g = 10 (m/s2 ). Trong khoảng thời gian 1/4 chu kỳ quãng đường vật đi được kể từ lúc bắt đầu chuyển động là
    • A. 2,54 (cm)
    • B. 8,00 (cm)
    • C. 4,00 (cm).
    • D. 5,46 (cm).
    Đáp án đúng: D
    \(\Delta l_0=\frac{mg}{k}=0,01m\)
    Ta có:
    \(\Rightarrow x=0,03-0,01=0,02m\)
    \(\Rightarrow A=0,04m\)
    Vậy
    \(S=2+2\sqrt{3}=5,45cm\)