Trắc Nghiệm Chuyên Đề Dao động Cơ Học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 693:
    Khi nói vể dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai?
    • A. Tần số của dao động cưỡng bức lớn hơn tần số của lực cưỡng bức.
    • B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.
    • C. Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn khi tần số của lực cưỡng bức càng gần tần số riêng của hệ dao động.
    • D. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức
    Đáp án đúng: A
    Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức
    Đáp án A.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 695:
    Vật tham gia đồng thời vào 2 dao động điều hoà cùng phương cùng tần số x1= A1cos \(\omega\)t và x2 = A2 cos(\(\omega\)t \(\pm \pi\)/2). Với vmax là vận tốc cực đại của vật. Khi hai dao động thành phần x1=x2=x0 thì x0 bằng:
    • A. \(\left | x_0 \right |=\frac{\omega }{v_{max}A_1A_2}\)
    • B. \(\left | x_0 \right |=\frac{v_{max} A_1A_2}{\omega }\)
    • C. \(\left | x_0 \right |=\frac{v_{max} }{\omega A_1A_2 }\)
    • D. \(\left | x_0 \right |=\frac{\omega A_1A_2 }{v_{max} }\)
    Đáp án đúng: D
    Hai dao động thành phần vuông pha
    \(\Rightarrow \frac{X^2_1}{A_1^2}+\frac{X^2_2}{A^2_2}=1\)
    \(\Rightarrow \frac{X^2_0}{A_1^2}+\frac{X^2_0}{A^2_2}=1\)
    Quy đồng rút x1 ta được
    \(x_0=\frac{A_1.A_2}{\sqrt{A_1^2+A_2^2}}=\frac{w.A_1.A_2}{w.\sqrt{A^2_1+A_2^2} }=\frac{w.A_1.A_2}{v.max}\)
    Đáp án D
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 696:
    Một con lắc lò xo gồm vật m treo vào lò xo thì tại vị trí cân bằng lò xo dãn một đoạn 4cm. Chiều dài quỹ đạo của vật trong quá trình dao động là 16 cm. Chọn mốc thời gian tại vị trí vật có động năng bằng thế năng và khi đó vật đang đi về phía vị trí cân bằng theo chiều dương của trục tọa độ. Biểu thức dao động của con lắc là?
    • A. \(x=8cos(5 \pi t - \frac{\pi}{4})cm\)
    • B. \(x=16cos(5 \pi t - \frac{\pi}{4})cm\)
    • C. \(x=16cos(5 \pi t - \frac{3\pi}{4})cm\)
    • D. \(x=8cos(5 \pi t - \frac{3\pi}{4})cm\)
    Đáp án đúng: D
    1=16 ⇒ A=8cm
    Từ dữ kiện vị trí ban đầu vật đang đi về vị trí cân bằng theo chiều dương
    \(\Rightarrow -\pi < \varphi < -\frac{\pi}{2}\)
    Đáp án D
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 697:
    Một lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng k = 20N / m nằm ngang, một đầu A được giữ cố định, đầu còn lại được gắn với chất điểm m1 = 0,1kg. Chất điểm m1 được gắn với chất điểm thứ hai m2 = 0,1kg. Các chất điểm đó có thể dao động không ma sát trên trục Ox nằm ngang (gốc O ở vị trí cân bằng của hai vật) hướng từ điểm cố định A về phía các chất điểm m1, m2. Thời điểm ban đầu giữ hai vật ở vị trí lò xo nén 4cm rồi buông nhẹ để hệ dao động điều hòa. Gốc thời gian được chọn khi buông vật. Chỗ gắn hai chất điểm bị bong ra nếu lực kéo tại đó đạt đến 0,2N. Thời điểm mà m2 bị tách khỏi m1 là
    • A. \(\pi\)/ 6(s).
    • B. \(\pi\)/ 3(s).
    • C. \(\pi\)/15(s).
    • D. \(\pi\)/10(s)
    Đáp án đúng: C
    [​IMG]
    Ptdđ: x = 4 cos(10t + \(\pi\) )(cm/s)
    \(\Rightarrow a=4cos10t(m/s)\)
    Hai vật tách nhau khi lực tác dụng lên m2 là F2 = -0,2 N
    \(\Rightarrow a=\frac{F_2}{m_2}=\frac{-0,2}{0,1}=-2(m/s^2)\)
    Kể từ thời điểm t=0 đến thời điểm có gia tốc a = -2 m/s2 là
    \(\Delta t=\frac{T}{3}=\frac{\pi}{15}s\)
    Đáp án C
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 698:
    Một con lắc lò xo dao động điều hoà tự do theo phương nằm ngang với chiều dài quỹ đạo là 14cm. Vật có khối lượng m = 100g, lò xo có độ cứng k = 100N/m. Cho \(\pi^2\approx 10\). Quãng đường lớn nhất mà vật đi được trong 1/15s là:
    • A. \(7\sqrt{3}cm\)
    • B. \(14/\sqrt{3}cm\)
    • C. 10,5cm
    • D. 21cm
    Đáp án đúng: A
    [​IMG]
    + l = 14cm ⇒ A = 7cm
    + T = 0,2s
    + \(\Delta\)t = \(\frac{1}{1s}S=\frac{T}{3}\)
    \(\Rightarrow \alpha =\frac{2\pi}{3}\)
    Quãng đường dài nhất khi dao động đối xứng qua VTCB
    \(s=A\sqrt{3}=7\sqrt{3}cm\)
    Đáp án A
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 699:
    Thực hành đo chu kỳ của con lắc đơn rồi suy ra gia tốc trọng trường nơi làm thí nghiệm
    1/ Dụng cụ: Giá đỡ treo con lắc, đồng hồ bấm giây, một thước đo chính xác tới mm, một bảng chỉ thị có độ chia đối xứng để xác định góc, các quả nặng nhỏ tròn 15g, 20g và 25g.
    2/ Tiến trình thí nghiệm
    Bước 1: Tạo con lắc đơn dài 70cm và quả nặng 20g, rồi cho dao động với góc lệch cực đại 50 trong mặt phẳng song song bảng hiển thị. Đo thời gian t1 của 20 dao động
    Bước 2: Giữ dây dài 70cm. Lần lượt thay quả nặng 15g, rồi 25g rồi lặp lại việc đo thời gian t2 và t3 của 20 dao động với biên độ góc 50.
    Bước 3: Giữ quả nặng 20g, thay dây 70cm bằng dây dài 90cm rồi đo thời gian t4 của 20 dao động với biên độ 50
    Bước 4: Từ số liệu tính chu kỳ dao động. Nhận xét sự phụ thuộc chu kỳ của con lắc vào chiều dài và khối lượng. Tính gia tốc trọng trường.
    Chọn câu đúng sau đây:
    • A. Có thể thay đồng hồ bấm giây bằng cổng quang điện nối với đồng hồ hiện số.
    • B. Nếu thay các quả nặng trên bằng các quả nặng nhỏ 30g, 40g, 50g, chiều dài dây giữ như cũ thì tính chu kỳ và gia tốc trọng trường sẽ cho ra kết quả rất khác.
    • C. Có thể cho con lắc dao động với biên độ khoảng 150 đến 200 cho dễ quan sát và dễ đo thời gian.
    • D. Nếu chỉ đo thời gian của 10 dao động thì kết quả tính chu kỳ và gia tốc trọng trường sẽ chính xác hơn.
    Đáp án đúng: A
    A. 2 dụng cụ này đều có thể đo thời gian (dung cổng quang điện nối với đồng hồ hiện số cho kết quả chính xác hơn)
    B. Sai vì trong điều kiện lý tưởng thì chu kỳ con lắc đơn không phụ thuộc vào khối lượng nên trong thực tếkhi thay đổi khối lượng thì kết quả sẽ không thay đổi nhiều
    C. Không nên sử dụng góc lớn, vì con lắc đơn chỉ dao động điều hòa với điều kiện góc anpha nhỏ
    D. Sai vì khảo sát nhiều sẽ cho ta kết quả chính xác hơn
    Đáp án A
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 700:
    Một vật dao động điều hòa, cứ mỗi phút thực hiện được 120 dao động. Khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp động năng bằng một nửa cơ năng của nó là:
    • A. 2 s
    • B. 1 s
    • C. 0,125s
    • D. 0,5 s
    Đáp án đúng: C
    Mỗi phút được 120 dao động
    \(T=\frac{60}{120}=0,5(s)\)
    Động năng bằng nửa cơ năng tại vị trí \(\pm \frac{A}{\sqrt{2}}\)
    Thời gian 2 lần liên tiếp đi qua các vị trí đó là \(\Delta t=\frac{T}{4}=0,125(s)\)
    Đáp án C
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪