Câu 842: Một con lắc lò xo dao động trên mặt phẳng ngang có hệ số ma sát là 0,15. Biết m = 200 g, k = 60 N/m. Lấy g = 10 m/s2. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng 10 cm rồi buông nhẹ cho vật dao động. Quãng đường con lắc đi được đến khi dừng lại bằng A. 1 m. B. 2 m C. 1,5 m D. 3 m Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 843: Một vật nhỏ dao động trên mặt phẳng ngang có hệ số ma sát 0,1. Đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng 4 cm rồi buông cho vật dao động với chu kỳ 0,2 s. Lấy g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được đến khi dừng lại bằng A. 1,4 m B. 1,2 m. C. 0,8 m. D. 0,4 m. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 844: Một con lắc lò xo dao động trên mặt phẳng ngang có hệ số ma sát là 0,1. Biết m = 250 g, k = 50 N/m. Lấy g = 10 m/s2. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo nén một đoạn a rồi buông nhẹ cho vật dao động. Trong quá trình dao động, tốc độ cực đại của vật bằng \(60\sqrt{2}\) cm/s. Đoạn a bằng A. 5 cm. B. 8,5 cm C. 6 cm. D. 6,5 cm Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 845: Một con lắc lò xo dao động trên mặt phẳng ngang có hệ số ma sát là 0,2. Biết m = 200 g, k = 40 N/m. Lấy g = 10 m/s2. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng 8 cm rồi buông nhẹ cho vật dao động. Trong quá trình dao động, tốc độ cực đại của vật bằng. A. \(80\sqrt{2} cm/s.\) B. \(70\sqrt{2} cm/s.\) C. \(60\sqrt{2} cm/s.\) D. \(50\sqrt{2} cm/s.\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 846: Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng 200 g và lò xo có độ cứng k .Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực tuần hoàn có tần số thay đổi được. Biên độ của ngoại lực không đổi. Khi tần số của ngoại lực thay đổi từ 8 Hz đến 10 Hz thì biên độ cưỡng bức của con lắc luôn tăng. Lấy \(\pi\)2 = 10. Độ cứng của lò xo có thể bằng. A. 450 N/m B. 8,82 N/cm C. 578 N/m D. 7,68 N/cm Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 847: Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng 100 g và lò xo có độ cứng k .Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực tuần hoàn có tần số thay đổi được. Biên độ của ngoại lực không đổi. Khi tần số của ngoại lực thay đổi từ 10 Hz đến 20 Hz thì biên độ cưỡng bức của con lắc luôn giảm. Lấy \(\pi\)2 = 10. Độ cứng của lò xo có thể bằng. A. 100 N/m B. 576 N/m C. 4,41 N/cm D. 16,32 N/cm Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 848: Một con lắc đơn có chiều dài 1,96 m dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g = \(\pi\)2 = 10 m/s2. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực tuần hoàn có chu kỳ thay đổi được. Biên độ của ngoại lực không đổi. Khi chu kỳ của ngoại lực giảm từ 2,5 s về 2 s thì biên độ cưỡng bức của con lắc. A. Luôn tăng B. Tăng rồi giảm C. Giảm rồi tăng D. Luôn giảm Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 849: Một con lắc đơn, dây treo có chiều dài 2,25 m dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g = \(\pi\)2 = 10 m/s2. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực tuần hoàn có tần số thay đổi được. Biên độ của ngoại lực không đổi. Khi tần số của ngoại lực thay đổi từ 0,2 Hz đến 0,3 Hz, thì biên độ cưỡng bức của con lắc. A. Luôn tăng. B. Tăng rồi giảm C. Giảm rồi tăng D. Luôn giảm. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 850: Một con lắc đơn, dây treo có chiều dài 1,69 m dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g = \(\pi\)2 = 10 m/s2. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực tuần hoàn có tần số thay đổi được. Biên độ của ngoại lực không đổi. Khi tần số của ngoại lực thay đổi từ 0,4 Hz đến 0,5 Hz, thì biên độ cưỡng bức của con lắc. A. Luôn tăng B. Tăng rồi giảm C. Giảm rồi tăng D. Luôn giảm Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 851: Một con lắc đơn, dây treo có chiều dài 1,44 m dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g = \(\pi\)2 = 10 m/s2. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực tuần hoàn có tần số thay đổi được. Biên độ của ngoại lực không đổi. Khi tần số của ngoại lực thay đổi từ 0,3 Hz đến 0,6 Hz, thì biên độ cưỡng bức của con lắc. A. Luôn tăng. B. Tăng rồi giảm. C. Giảm rồi tăng. D. Luôn giảm Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án