Câu 862: Một con lắc lò xo có k = 10N/m, m = 100g. Dao động trên mặt phẳng nằm ngang vật m được thả nhẹ từ vị trí lò xo dãn 6 cm, trong quá trình chuyển động vật chịu thêm tác dụng của 1 lực F = 0,2N ngược chiều Ox, tính thời gian chuyển động thẳng của vật kể từ lúc ban đầu đến vị trí lò xo không biến dạng lần thứ nhất: A. \(\frac{1}{3}\)(s). B. \(\frac{2}{3}\)(s). C. \(\frac{\pi }{15}\) (s). D. 1 (s). Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 863: Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình x = Asin(ωt). Vào thời điểm t1 nào đó li độ của vật là 10cm. Nếu pha của dao động tăng gấp đôi thì li độ của vật cũng ở thời điểm t1 đó là12cm. Tính biên độ dao động: A. 18 cm. B. 26 cm. C. \(\frac{50}{4}\) cm. D. \(\frac{12}{5}\) cm. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 864: Một vật dao động với phương trình \(x = 4 \cos (\omega t + \frac{2\pi}{3})\) (cm). Trong giây đầu tiên vật đi được quãng đường là 6 cm. Trong giây thứ 2013 vật đi được quãng đường là: A. 3 cm. B. 6 cm. C. 2 cm. D. 4 cm. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 865: Con lắc lò xo gồm vật khối lượng m và lò xo có độ cứng là k. Kích thích cho vật dao động điều hoà với biên độ A = 2 cm thì chu kì dao động của vật bằng 0,2 (s). Nếu kích thích cho biên độ dao động A = 10 cm thì chu kì dao động là: A. 0,2s. B. 0,5s. C. 0,48s. D. 1s. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 866: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và vật nặng có khối lượng m chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn \(F = F_0\cos \omega t\). Con lắc dao động tuần hoàn với biên độ. Kết luận nào sau đây sai? A. Biên độ A đồng biến với F0. B. Vận tốc cực đại của vật là \(v_{max} = \omega A\). C. Vật dao động với chu kỳ \(T = \frac{2 \pi }{\omega }\). D. Vật dao động với phương trình \(x = A\cos (\frac{k}{m}t + \varphi )\). Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 867: Hai dao động thành phần có phương trình dao động lần lượt là \(x_1 = 5\cos(\omega t) \ cm;\ x_2 = A_2 \sin(\omega t)\ cm\). Khi li độ x1 = -3 cm thì li độ x2 = -4 cm. Vậy khi đó li độ tổng hợp là: A. -5 cm. B. 7 cm. C. 5 cm. D. -1 cm. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 868: Một con lắc lò xo đ t trên m t phẳng nghiêng một góc \(\alpha\) so với phương ngang, bỏ qua ma sát, khi cân bằng lò xo giãn \(\Delta\)l0. Tần số dao động riêng của vật A. \(\omega = \sqrt{\Delta l_0 / (g sin \alpha )}\)và khi cho \(\alpha\) thay đổi thì \(\omega\) vẫn không đổi B. \(\omega = \sqrt{\Delta l_0 / (g sin \alpha )}\)và khi cho \(\alpha\) thay đổi thì \(\omega\) sẽ thay đổi C. \(\omega = \sqrt{ (g sin \alpha )/\Delta l_0 }\)và khi cho \(\alpha\) thay đổi thì \(\omega\) sẽ thay đổi D. \(\omega = \sqrt{ (g sin \alpha )/\Delta l_0 }\) và khi cho \(\alpha\) thay đổi thì \(\omega\) vẫn không đổi Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 869: Dao động điều hòa được xem là hình chiếu của chuyển động tròn đều trên trục nào? A. Trục Ox nằm ngang B. Một trục nằm trong mặt phẳng quỹ đạo C. Trục Oy thẳng đứng D. Một trục bất kỳ Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 870: Để xác định chu kì dao động của một con lắc lò xo, ba bạn Hoa, Huệ và Lan đều dùng đồng hồ bấm giây giống nhau nhưng cách làm thì khác nhau. Hoa chỉ cần đo nửa chu kì dao động, Huệ đo đúng một chu kì dao động, Lan đo 4 chu kì dao động liên tiếp. Hỏi cách làm của bạn nào là chính xác và khoa học nhất A. Ba cách giống nhau B. Huệ. C. Hoa. D. Lan Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 871: Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T thì pha của dao động A. Biến thiên điều hòa theo thời gian B. Là hàm bậc nhất với thời gian C. Không đổi theo thời gian D. Là hàm bậc hai của thời gian Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án