Câu 892: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa, lò xo có độ cứng 100N/m, vật nặng có khối lượng 400 g. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng, lấy g = 10 m/s2 và \(\pi\)2 = 10 . Gọi Q là đầu cố định của lò xo. Khi lực tác dụng của lò xo lên Q bằng 0, tốc độ của vật \(\left | v \right | = \frac{\sqrt{3}}{2}v_{max}\). Thời gian ngắn nhất để vật đi hết quãng đường \(8\sqrt{2} cm\) là A. 0,6 s. B. 0,4 s C. 0,1 s D. 0,2 s Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 893: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn vật nhỏ m. Ban đầu vật m được giữ ở vị trí lò xo bị nén 9cm. Vật M có khối lượng bằng một nửa vật m và nằm sát m. Thả nhẹ để hai vật chuyển động dọc theo trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên thì khoảng cách giữa hai vật m và M là A. 6,42cm B. 5,39cm C. 4,19cm D. 3,18cm Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 894: Chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc vào A. Khối lượng của con lắc. B. Vị trí địa lí nơi con lắc dao động. C. Điều kiện kích thích ban đầu của con lắc. D. Biên độ dao động của con lắc. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 895: Con lắc đơn (m = 0,4 kg), dao động tại nơi có g = 10 m/s2. Biết sức căng dây treo khi con lắc ở vị trí biên là 2 N thì sức căng khi con lắc qua vị trí cân bằng là A. 4 N B. 9,8 N C. 5,6 N D. 8 N Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 896: Con lắc đơn gồm vật nặng m = 200 g và chiều dài dây treo 1 m, dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2. Từ vị trí cân bằng đưa vật tới vị trí dây treo lệch so với phương thẳng đứng một góc 600 rồi thả nhẹ cho vật dao động. Động năng của con lắc khi dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 300bằng A. 0,36 J B. 0,26 J C. 0,72 J D. 0,98 J Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 897: Một con lắc đơn: vật nặng khối lượng 200 g và dây treo có chiều dài 1 m dao động trên quỹ đạo được coi là thẳng với góc lệch \(\alpha = 0,04\sqrt{2}\) rad thì có vận tốc \(3\sqrt{2}\pi\) cm/s. Chọn gốc thời gian lúc vật có li độ 5 cm và đang đi về vị trí cân bằng. Lấy g = \(\pi\)2 = 9,86 m/s2. Phương trình dao động của con lắc là A. \(s = 5 cos(\pi t) cm.\) B. \(s = 5\sqrt{2} cos(\pi t - \frac{\pi}{4}) cm.\) C. \(s = 5\sqrt{2} cos(\pi t + \frac{\pi}{4}) cm.\) D. \(s = 5 cos(\pi t- \frac{\pi}{4}) cm.\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 898: Cùng một nơi trên Trái Đất con lắc đơn có chiều dài $l_1$ dao động với chu kỳ $T_1 = 1,2$ s, con lắc có chiều dài $l_2$ dao động với chu kỳ $T_2 = 3,7$ s. Chu kỳ dao động của con lắc đơn có chiều dài $l_2 - l_1$ dao động tại nơi đó bằng A. 2,5 s B. 1,25 s. C. 3,5 s D. 1,75 s Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 899: Tại một nơi trên mặt đất, khi chiều dài dây treo của con lắc là l thì con lắc dao động điều hòa với tần số góc 15 rad/s. Khi nối thêm vào dây treo con lắc một đoạn 3l thì con lắc dao động với tần số góc bằng A. 3,75 rad/s B. 7,5 rad/s C. \(5\sqrt{3}\) rad/s D. 5 rad/s Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 900: Một con lắc đơn được treo vào trần một thang máy. Khi thang máy chuyển động thẳng đứng đi lên nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn a thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là 2,52 s. Khi thang máy chuyển động thẳng đứng đi lên chậm dần đều với gia tốc cũng có độ lớn a thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là 3,15 s. Khi thang máy đứng yên thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là A. 2,96 s B. 2,84 s C. 2,61 s D. 2,78 s Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 901: Tại cùng một vị trí địa lý, hai con lắc đơn có chiều dài \(l\)1, \(l\)2 , chu kỳ dao động riêng tương ứng là T1 = 3,0 s và T2 = 2,0 s. Chu kỳ dao động của con lắc thứ ba có chiều dài \(l=4l_{1}+16l_{2}\) A. 6,6 s B. 23,7 s C. 5,0 s D. 10,0 s Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án