Câu 81: Trong hiện tượng cộng hưởng A. Tần số của dao động cưỡng bức đạt giá trị cực đại B. Biên độ của dao động cưỡng bức đạt giá trị cực đại C. Tần số của dao động riêng đạt giá cực đại D. Biên độ của dao động có giá trị cực đại Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: B
Câu 82: Trong dao dộng điều hòa của con lắc đơn A. Cơ năng tỷ lệ với bình phương biên độ góc B. Cơ năng tỷ lệ với bình phương li độ góc C. Cơ năng tỷ lệ với bình phương ly độ D. Cả 3 phương án trên Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: A
Câu 83: Con lắc dao động điều hòa với chu kì 1s tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8m/s2. Chiều dài con lắc là A. \(l = 24,8\,m\) B. \(l = 1,56m\) C. \(l = 24,8cm\) D. \(l = 2,45m\) Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: C Áp dụng công thức tính chu kỳ của con lắc đơn ta có \(T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \Rightarrow l = \frac{{{T^2}.g}}{{4{\pi ^2}}} = \frac{{1.9,8}}{{4{\pi ^2}}} = 0,248m = 24,8cm\)
Câu 84: Gắn một vật khối lượng m=4kg vào một lò xo lý tưởng nó dao động với chu kì \({T_1} = 1s\) , khi gắn một vật khác khối lượng m2 vào lò xo trên , nó dao động với chu kì \({T_2} = 0,5s\) . Khối lượng m2 bằng A. 2kg B. 0,8kg C. 0,5kg D. 1kg Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: D Phương pháp giải áp dụng công thức tính chu kỳ trong dao động của con lắc lò xo Theo bài ra ta có \(T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \Rightarrow \frac{{{T_1}}}{{{T_2}}} = \sqrt {\frac{{{m_1}}}{{{m_2}}}} \Rightarrow {m_2} = \frac{{{m_1}.T_2^2}}{{T_1^2}} = \frac{{4.0,{5^2}}}{1} = 1kg\)
Câu 85: Con lắc đơn có chiều dài l, ở nơi có gia tốc trọng trường g dao động điều hòa với chu kì A. \(T = 2\pi \sqrt {\frac{g}{l}} \) B. \(T = 2\pi \sqrt {l.g} \) C. \(T = 4\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \) D. \(T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \) Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: D
Câu 86: Dao động tự do của 1 vật là dao dộng có A. Chu kì không đổi . B. Chu kì và biên độ không đổi. C. Biên độ không đổi. D. Chu kì chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ dao động, không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: D Trong dao động tự do của một vật dao động có chu kỳ chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài
Câu 87: Hai vật nhỏ khối lượng m1,\({m_2} = 400g\) , được nối với nhau bằng một lò xo nhẹ có độ cứng k = 40N/m. Vật m1 được treo bởi sợi dây nhẹ không giãn. Bỏ qua mọi sức cản. Từ vị trí cân bằng, kéo m2xuống dưới sao cho lò xo bị giãn một đoạn \({\rm{17,07}} \approx \left( {{\rm{10 + 5}}\sqrt 2 } \right){\rm{cm}}\) rồi truyền cho vật vận tốc v0 dọc theo trục lò xo hướng xuống để sau đó m2 dao động điều hòa. Lựa chọn thời điểm cắt dây nối m1 với giá treo thích hợp thì với v0 truyền cho vật, sau khi cắt dây khoảng cách giữa hai vật sẽ luôn không thay đổi. v0 có giá trị gần nhất với A. 70,5 cm/s. B. 99,5 cm/s. C. 40 cm/s. D. 25,4 cm/s Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: A + Độ biến dạng của lò xo tại vị trí cân bằng vật m2 \(\Delta {l_0} = \frac{{{m_2}g}}{k} = \frac{{{{400.10}^{ - 3}}.10}}{{40}} = 10\)cm + Để vật m2 có thể dao động điều hòa được thì lò xo phải luôn ở trạng thái bị giãn hoặc không biến dạng, hay \(A \le 10cm \Leftrightarrow {\left( {5\sqrt 2 } \right)^2} + \frac{{v_0^2}}{{100}} \le 100 \Rightarrow {v_0} \le 50\sqrt 2 \)cm/s + Ta để ý rằng nếu vận tốc ban đầu \({v_0} = 50\sqrt 2 \)cm/s thì khi vật đi lên vị trí cao nhất (lò xo không biến dạng), vị trí này lại trùng với biên của dao động nên vận tốc của vật bằng không. Ta tiến hành cắt dây hai vật sẽ cùng rơi tự do nên khoảng cách giữa chúng sẽ không thay đổi Điều này sẽ không xảy ra với các trường hợp \({v_0} < 50\sqrt 2 \)cm/s vì khi đó lò xo luôn bị biến dạng
Câu 88: Một chất điểm thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số . Nếu hai dao động thành phần lệch pha nhau \(\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{2}}}\) thì biên độ dao động tổng hợp là 20 cm. Nếu hai dao động thành phần ngược pha thì biên độ dao động tổng hợp là 15,6 cm. Biết biên độ của dao động thành phần thứ nhất lớn hơn so với biên độ của dao động thành phần thứ 2. Hỏi nếu hai dao động thành phần trên cùng pha với nhau thì biên độ dao động tổng hợp có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây? A. 21,2 cm. B. 27,5 cm C. 23,9 cm D. 25,4 cm. Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: C Từ giả thuyết của bài toán ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} A_1^2 + A_2^2 = 20\\ {A_1} - {A_2} = 15,6 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {A_1} = 19,6cm\\ {A_2} = 4cm \end{array} \right.\) Nếu hai dao động này cùng pha thì biên độ dao động tổng hợp là \(A = {A_1} + {A_2} = 19,6 + 4 = 23,6cm\)
Câu 89: Một sợi dây mảnh, nhẹ, không dãn, chiều dài 1 m được cắt làm hai phần làm hai con lắc đơn, dao động điều hòa cùng biên độ góc αm tại một nơi trên mặt đất. Ban đầu cả hai con lắc cùng qua vị trí cân bằng. Khi con lắc thứ nhất lên đến vị trí cao nhất lần đầu tiên thì con lắc thứ hai lệch góc \(\frac{{{{\rm{\alpha }}_{\rm{m}}}\sqrt 3 }}{{\rm{2}}}\) so với phương thẳng đứng lần đầu tiên. Chiều dài dây của con lắc thứ nhất gần nhất với giá trị nào dưới đây? A. 31 cm B. 69 cm C. 23cm D. 80cm Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: A Trong cùng một khoảng thời gian, con lắc thứ nhất đi từ vị trí cân bằng đến biên \( \Rightarrow \Delta t = \frac{{{T_1}}}{4}\) , con lắc thứ hai đi từ vị trí cân bằng đến vị trí \(\frac{{\sqrt 3 }}{2}{\alpha _m} \Rightarrow \Delta t = \frac{{{T_2}}}{6}\) Vậy \({T_2} = 1,5{T_1} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {l_2} = \frac{9}{4}\\ {l_1} + {l_2} = 1 \end{array} \right. \Rightarrow {l_1} = 0,307m\)
Câu 90: Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T. Gọi vTB là tốc độ trung bình của chất điểm trong một chu kì, v là vận tốc tức thời của chất điểm. Trong một chu kì, khoảng thời gian mà \({\rm{v}} \ge \frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{4}}}{{\rm{v}}_{{\rm{TB}}}}\) là A. \(\frac{{\rm{T}}}{{\rm{3}}}\) B. \(\frac{{\rm{2T}}}{{\rm{3}}}\) C. \(\frac{{\rm{T}}}{{\rm{6}}}\) D. \(\frac{{\rm{T}}}{{\rm{2}}}\) Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: A Tốc độ trung bình của chất điểm trong một chu kì \({v_{tb}} = \frac{{4{\rm{A}}}}{T} = \frac{{2\omega A}}{\pi }\) + Ta có \(v \ge \frac{\pi }{4}{v_{tb}} \Leftrightarrow v \ge \frac{\pi }{4}\frac{{2\omega A}}{\pi } = \frac{{\omega A}}{2}\) + Phương pháp đường tròn Từ hình vẽ ta thấy khoảng thời gian tương ứng sẽ là \(t = \frac{T}{3}\)