Câu 932: Một vật có khối lượng không đổi, thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa có phương trình dao động lần lượt là \(x_1 = 8 cos(2 \pi t + \varphi ) cm\) và \(x_2 = A_2cos(2 \pi - 2 \pi/3)\). Để năng lượng dao động của vật cực đại thì biên độ dao động A2 phải có giá trị A. \(\frac{8}{\sqrt{3}}cm\) B. \(8\sqrt{3}cm\) C. \(\frac{16}{\sqrt{3}}cm\) D. \(16cm\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 933: Hai chất điểm dao động điều hòa cùng biên độ A với chu kỳ lần lượt là 1,0 s và 3,0 s. Ở thời điểm ban đầu hai chất điểm cùng đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Hai chất điểm có cùng li độ lần đầu tiên (không kể thời điểm ban đầu) vào thời điểm A. t =1,5 s B. t = 0,375 s C. t = 0,75 D. t = 3 s Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 934: Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m = 40 g và lò xo có độ cứng k = 20 N/m đặt trên một mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 0,2. Kéo vật đến vị trí lò xo dãn 6,0 cm rồi buông nhẹ. Cho g = 10 m/s2 . Độ nén lớn nhất của lò xo trong quá trình dao động là A. 6,0 cm B. 5,2 cm C. 0,8 cm D. 5,6 cm Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 935: Hai dao động điều hòa có phương trình dao động lần lượt là \(x_1 = 5 cos(2 \pi t + \pi/6)(cm)\) và \(x_2 = 5\sqrt{3}cos(2 \pi t + 2\pi/3)\) (cm). Biên độ và pha của dao động tổng hợp là: A. \(5\sqrt{6} cm, \pi/3\) B. \(5\sqrt{7} cm, 0,5 \pi\) C. \(5\sqrt{7} cm, 0,5 \pi/ 6\) D. \(10 cm, 0,5 \pi\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 936: Đối với dao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động lặp lại như cũ gọi là A. Tần số dao động. B. Chu kì dao động. C. Pha ban đầu. D. Tần số góc. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 937: Một chất điểm DĐĐH có phương trình \(x = 5 cos(\pi t + \frac{\pi}{2})(cm)\). Tốc độ trung bình của vật trong 2,5s A. 20cm/s B. 10cm/s C. 5cm/s D. 30cm/s Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 938: Chọn câu không đúng khi nói về năng lượng trong dao động điều hòa. A. Động năng và thế năng của vật biến đổi tuần hoàn theo thời gian với cùng tần số. B. Khi vật đang chuyển động ra xa vị trí cân bằng thì thế năng của vật đang tăng. C. Cơ năng của vật biến đổi tuần hoàn theo thời gian với tần số gấp 2 lần tần số dao động. D. Khi vật dao động đi qua vị trí cân bằng thì động năng của hệ lớn nhất Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 939: Tại nơi có g = 10 m/s2 = \(\pi\)2 m/s2 , một con lắc đơn có chiều dài dây treo 1m đang dao đông điều hòa với biên độ góc 0,1 rad. Ở vị trí có li độ góc \(0,05\sqrt{3}\) rad vật nhỏ của con lắc có tốc độ là A. 10\(\pi\) cm/s B. 5\(\pi\) cm/s C. \(\pi\)/2 m/s D. \(5\sqrt{3}\pi\) cm/s Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 940: Một vật DĐĐH có tốc độ cực đại 16cm/s và gia tốc cực đại 64cm/s2 . Gốc thời gian lúc vật có li độ \(2\sqrt{2}\) cm và đang chuyển động chậm dần. A. \(x = 4 cos(4 t - \frac{\pi}{4})(cm)\) B. \(x = 4 cos(4 t + \frac{\pi}{4})(cm)\) C. \(x = 4 cos(4 t + \frac{3\pi}{4})(cm)\) D. \(x = 2\sqrt{2}cos (4 t - \frac{\pi}{4})(cm)\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 941: Một vật nhỏ dao động theo phương trinh \(x = 5 sin(\omega t + 0,5 \pi)\) cm. Pha ban đầu của dao động là: A. \(\pi\) B. - 0,5 \(\pi\) C. 0 D. 0,5 \(\pi\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án