Câu 98: Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị $C_1$ thì tần số dao động riêng của mạch là f1. Để tần số dao động riêng của mạch là \(\sqrt{5}\) $f_1$ thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị A. $5C_1$ B. \(\frac{C_1}{5}\) C. \(\sqrt{5}C_1\) D. \(\frac{C_1}{\sqrt{5}}\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 99: Mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm L (điện trở thuần R = 0), tụ điện có điện dung C. Để chu kì mạch tăng 2 lần, ta cần A. mắc tụ $C' = 2C$ nối tiếp với tụ C B. mắc tụ $C' = 3C$ song song với tụ C C. mắc tụ $C' = 4C$ song song với tụ C D. mắc tụ $C' = 4C$ nối tiếp với tụ C Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 100: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường? A. Điện trường xoáy là điện trường mà đường sức là những đường cong hở B. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy C. Từ trường xoáy là từ trường mà đường cảm ứng từ bao quanh các đường sức điện trường D. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra 1 từ trường xoáy Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 101: Sơ đồ khối của máy phát thanh bao gồm: A. Ống nói, dao động cao tần, biến điệu, khuếch đại cao tần, ăngten phát. B. Ống nói, dao động cao tần, tách sóng, khuếch đại âm tần, ăngten phát. C. Ống nói, dao động cao tần, chọn sóng, khuếch đại cao tần, ăngten phát D. Ống nói, chọn sóng, tách sóng, khuếch đại âm tần, ăngten phát. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 102: Một mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Tại thời điểm t = 0, điện tích trên một bản tụ điện cực đại. Sau khoảng thời gian ngắn nhất Δt thì điện tích trên bản tụ này bằng một nửa giá trị cực đại. Chu kì dao động riêng của mạch dao động này là A. 4Δt B. 6Δt C. 3Δt. D. 12Δt Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 103: Xét hai mạch dao động điện từ lí tưởng. Chu kì dao động riêng của mạch thứ nhất là T1, của mạch thứ hai là $T_2 = 2T_1$. Ban đầu điện tích trên mỗi bản tụ điện có độ lớn cực đại Q0. Sau đó mỗi tụ điện phóng điện qua cuộn cảm của mạch. Khi điện tích trên mỗi bản tụ của hai mạch đều có độ lớn bằng q ($0 < q < Q_0$) thì tỉ số độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ nhất và độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ hai là A. $2$ B. $4$ C. \(\frac{1}{2}\) D. \(\frac{1}{4}\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 104: Một mạch dao động với tụ điện C và cuộn tự cảm L đang thực hiện dao động tự do. Chu kì dao động điện từ tự do trong khung là $T = 4 \pi.10^{-7}$ s. Biết điện tích cực đại trên một bản tụ điện là Q0 = 2.10-7C thì dòng điện có cường độ cực đại bằng A. 2 A. B. 1 A. C. 2\(\pi\)A D. 4\(\pi\)A. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 105: Mạch dao động LC (C = 5\(\mu\)F). Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là 4 V. Năng lượng điện từ của mạch bằng A. 0,04 mJ B. 4\(\mu\)J C. 0,01 mJ D. 0,1\(\mu\)J Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 106: Một mạch dao động LC thực hiện dao động điện từ tự do với tần số f. Nếu thay đổi tụ điện C bởi tụ điện C’ thì tần số dao động trong mạch giảm hai lần. Khi mắc vào mạch cả C và C’ với C song song C’ thì tần số dao động trong mạch sẽ A. tăng 2 lần B. giảm 5 lần C. tăng \(\sqrt{5}\) lần D. giảm \(\sqrt{5}\) lần Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 107: Chọn phát biểu sai khi nói về điện từ trường: A. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy B. Điện trường xoáy là điện trường mà đường sức là những đường cong C. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy D. Từ trường xoáy là từ trường mà đường cảm ứng từ bao quanh các đường sức điện trường Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án