Trắc Nghiệm Chuyên Đề Đạo Hàm Và ứng Dụng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 1:
    Người ta cần xây một hồ nước với dạng khối hộp chữ nhật không nắp có thể tích bằng \(\frac{{288}}{5}{m^3}.\) Đáy hồ là hình chữ nhật có chiều dài gấp rưỡi chiều rộng. Giá thuê nhân công để xây hồ là 500 000 đồng/\({m^2}.\) Nếu kích thước của hồ nước được tính toán để chi phí thuê nhân công là ít nhất thì chi phí đó là bao nhiêu?
    • A. 28 (triệu đồng)
    • B. 36 (triệu đồng)
    • C. 42 (triệu đồng)
    • D. 72 (triệu đồng)
    Đặt chiều rộng của đáy hình hộp chữ nhật là x (x > 0)

    Chiều dài của đáy hình hộp chữ nhật là \(\frac{3}{2}x.\)

    Chiều cao của hình hộp chữ nhật h.

    Thể tích của hình hộp chữ nhật là:

    \(V = \frac{3}{2}.x.x.h = \frac{{3{x^2}h}}{2} = \frac{{288}}{5} \Leftrightarrow h = \frac{{192}}{{5{x^2}}}.\)

    Gọi S là diện tích phần cần xây hồ, \({S_1}\) là diện tích đáy hồ.

    Ta có: \(S = {S_{xq}} + {S_1} = \left( {\frac{3}{2}x + x} \right).2.h + \frac{3}{2}x.x = 5x.h + \frac{3}{2}{x^2}\)

    \( = 5x.\frac{{192}}{{5{x^2}}} + \frac{3}{2}{x^2} = \frac{{192}}{x} + \frac{3}{2}{x^2}\)

    Để chi phí thuê nhân công thấp nhất thì \(S = f(x) = \frac{3}{2}{x^2} + \frac{{192}}{x}\) với x > 0 phải đạt giá trị nhỏ nhất

    Ta có: \(f'(x) = 3x - \frac{{192}}{{{x^2}}} = 0 \Leftrightarrow {x^3} = 64 \Leftrightarrow x = 4\)

    \( \Rightarrow \mathop {\min }\limits_{x > 0} \,f(x) = f(4) = 72\)

    Vậy \({S_{\min }} = 72{m^2}\)

    Vì giá thuê nhân công để xây hồ là 500 000 đồng/\({m^2}\) nên chi phí thuê nhân công thấp nhất là:

    500 000.72 = 36 000 000 (đồng) = 36 (triệu đồng).
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 2:
    Cho hàm số \(f(x) = {x^2} - |x|.\) Khẳng định nào sau đây là đúng?
    • A. Hàm số f(x) có một điểm cực đại và một điểm cực tiểu.
    • B. Hàm số f(x) có một điểm cực đại và hai điểm cực tiểu.
    • C. Hàm số f(x) không có điểm cực đại và có hai điểm cực tiểu.
    • D. Hàm số f(x) có hai điểm cực đại và một cực tiểu.
    f(x) liên tục trên \(\mathbb{R}\)

    \(\begin{array}{l}f(x) = \left\{ \begin{array}{l}{x^2} - x,x \ge 0\\{x^2} + x,x < 0\end{array} \right.\\f'(x) = \left\{ \begin{array}{l}2x - 1,x > 0\\2x + 1,\,x < 0\end{array} \right.\end{array}\)

    f(x) không có đạo hàm tại x = 0

    \(f'(x) = 0 \Leftrightarrow x = \pm \frac{1}{2}.\)

    Bảng xét dấu f’(x):

    [​IMG]

    Suy ra hàm số f(x) có một điểm cực đại và hai điểm cực tiểu.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 3:
    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho hàm số y = cosx + mx nghịch biến trên \(\mathbb{R}.\)
    • A. \(m \le - 1\)
    • B. \(m < - 1\)
    • C. \(m \ge - 1\)
    • D. \(m > 1\)
    f(x) nghịch biến trên \(\mathbb{R} \Leftrightarrow y' = - {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} + m \le 0\,\,\forall x \in \mathbb{R}.\)

    \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow m \le {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}\,\forall x \in \mathbb{R}.\\ \Leftrightarrow m \le \mathop {\min }\limits_\mathbb{R} f(x),\,\,f(x) = {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}\\ \Leftrightarrow m \le - 1\end{array}\)

    Vậy chọn A
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 4:
    Hàm số \(y = {\log _2}({x^2} + 3x + 3) - \frac{x}{{\ln 2}}\) tăng trên khoảng nào sau đây?
    • A. \(( - \infty ; - 1) \cup (0; + \infty )\)
    • B. \(( - \infty ; - 2) \cup (1; + \infty )\)
    • C. \(( - 1;0)\)
    • D. \(( - \infty ; + \infty )\)
    Ta có: \({x^3} + 3x + 3 > 0,\,\,\forall x \in \mathbb{R}.\)

    Ta có: \(y' = \frac{{2x + 3}}{{({x^2} + 3x + 3).ln2}} - \frac{1}{{\ln 2}}.\)

    Để hàm số \(y = {\log _2}({x^2} + 3x + 3) - \frac{x}{{\ln 2}}\) tăng thì đạo hàm của hàm số đó là không âm.

    \(\begin{array}{l}\frac{{2x + 3}}{{({x^2} + 3x + 3).\ln 2}} - \frac{1}{{\ln 2}} \ge 0\\ \Leftrightarrow 2x + 3 \ge {x^2} + 3x + 3 \Leftrightarrow {x^2} + x \le 0 \Leftrightarrow - 1 \le x \le 0\end{array}\)

    Vậy trong các phương án đã cho, phương án đúng là hàm số tăng trên khoảng (-1;0).
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 5:
    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho giá trị nhỏ nhất của hàm số \(f(x) = {x^2} - mx + 1\) bằng -3.
    • A. m = 6
    • B. m=4
    • C. m=2
    • D. m=-4 hoặc m=4.
    Lưu ý: Hàm số bậc hai \(y = {\rm{a}}{{\rm{x}}^2} + bx + c\,(a > 0)\) có giá trị nhỏ nhất bằng \( - \frac{\Delta }{{4a}}\) đạt được tại \(x = - \frac{b}{{2a}}.\)

    Ta có: -\( - \frac{{{m^2} - 4}}{4} = - 3 \Leftrightarrow {m^2} = 16 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 4\\m = - 4\end{array} \right.\)

    Vậy các giá trị thực m thoả mãn yêu cầu bài toán là: m=-4 hoặc m=4.
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 6:
    Một con cá hồi bơi ngược dòng để vược một khoảng cách là 200km. Vận tốc của dòng nước là 6 km/giờ. Nếu vận tốc bơi của cá khi nước đứng yên là v (km/giờ) thì năng lượng tiêu hao của cá trong t giờ được cho bởi công thức: \(E = c{v^3}t\)

    Trong đó c là một hằng số, E được tính bằng jun. Tìm vận tốc bơi của cá khi nước đứng yên để năng lượng tiêu hao là ít nhất.
    • A. 15 (km/giờ)
    • B. 12(km/giờ)
    • C. 6 (km/giờ)
    • D. 9 (km/giờ)
    Vận tốc bơi của cá khi bơi ngược dòng là v – 6 (km/giờ)

    Thời gian để cá bơi vượt khoảng cách 200km là \(t = \frac{{200}}{{v - 6}}\) (giờ)

    Năng lượng tiêu hao của cá để vượt khoảng cách đó là:

    \(E = c{v^3}.\frac{{200}}{{v - 6}} = 200c.\frac{{{v^3}}}{{v - 6}}\) (jun)

    Xét hàm số \(E = 200c.\frac{{{v^3}}}{{v - 6}}\)với v > 6.

    Ta có: \(E'(v) = 400c{v^2}.\frac{{v - 9}}{{{{(v - 6)}^2}}},E'(v) = 0 \Leftrightarrow v = 9\) (vì v > 6).

    Bảng biến thiên:

    [​IMG]

    Từ bảng biến thiên ta thấy khi vận tốc bơi của cá là 9 (km/giờ) thì năng lượng tiêu hao của cá là ít nhất.
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 7:
    Cho hàm số y = f(x) xác định trên \(\mathbb{R}\backslash {\rm{\{ - 2;2\} ,}}\) liên tục trên mỗi khoảng xác định và có bảng biến thiên sau:

    [​IMG]

    Khẳng định nào sau đây là khẳng định sai?
    • A. Đồ thị hàm số có hai tiệm cận đứng là các đường thẳng x=-2 và x=2
    • B. Đồ thị hàm số có hai tiệm cận ngang là các đường thẳng y=-3 và y=3
    • C. Hàm số không có đạo hàm tại điểm x=0
    • D. Hàm số đạt cực trị tại điểm x=0.
    Quan sát bảng biến thiên dễ thấy các phương án A,B,C đều đúng. Chỉ có phương án D sai vì: y’ không đổi dấu khi x đi qua 0.
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 8:
    Tìm giá trị lớn nhất của hàm số \(f(x) = x + \frac{4}{{x + 1}}\) trên đoạn [0;4].
    • A. 3
    • B. 4
    • C. \(\frac{{24}}{5}\)
    • D. 6
    Giải phương trình f’(x)=0 được hai nghiệm x = 1 và x = -3.

    Lưu ý \( - 3 \in {\rm{[}}0;4]\) nên loại x =-3

    Tính giá trị của hàm số đã cho tại các điểm x=0, x=1, x=4 rồi so sánh các giá trị đó ta được giá trị lớn nhất của hàm số đã cho trên đoạn [0;4] là \(\frac{{24}}{5}\) nên chọn C.
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 9:
    Cho hàm số \(y = \frac{{2x - 1}}{{x + 1}}.\) Mệnh đề nào dưới đây là đúng?
    • A. Hàm số đồng biến trên tập xác định
    • B. Hàm số đồng biến trên khoảng \(( - \infty ; - 1)\)
    • C. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(( - 1; + \infty )\)
    • D. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(( - \infty ; - 1).\)
    TXĐ: \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { - 1} \right\}\)

    Ta có: \(y' = \frac{3}{{{{(x + 1)}^2}}},y' > 0\,\,\forall x \ne - 1.\)

    Hàm số đồng biến trên các khoảng \(( - \infty ; - 1)\) và \(( - 1; + \infty )\)

    Vậy mệnh đề đúng là: “Hàm số đồng biến trên khoảng \(( - \infty ; - 1)\)”.
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪