Trắc Nghiệm Chuyên Đề Đạo Hàm Và ứng Dụng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 191:
    Cho hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^3} - \frac{1}{2}\left( {m + 1} \right){x^2} + m{\rm{x}} + 5.\) Tìm m để hàm số đồng biến trên \(\left( {2; + \infty } \right).\)
    • A. \(1 \le m \le 2.\)
    • B. \(m \le 1.\)
    • C. \(m \le 2.\)
    • D. \(m \ge 2.\)
    Ta có: \(y' = {x^2} - \left( {m + 1} \right)x + m\)
    Hàm số đồng biến trên \(\left( {2; + \infty } \right)\)khi: \(y' = \underbrace {{x^2} - \left( {m + 1} \right)x + m}_{f\left( x \right)} \ge 0,\forall x \in \left( {2; + \infty } \right).\)
    Điều này tương đương với hai trường hợp sau:
    Trường hợp 1: \(y' \ge 0,\forall x \in \mathbb{R}.\)
    Trường hợp 2: \(y' = 0\) có hai nghiệm phân biệt \({x_1},{x_2}\) thỏa mãn \({x_1} < {x_2} \le 2.\)
    Từ 2 trường hợp trên ta có:
    \(YCBT \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\Delta \le 0\\\left\{ \begin{array}{l}\Delta > 0\\S - 4 < 0\\f\left( 2 \right) \ge 0\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{\left( {m - 1} \right)^2} \le 0\\\left\{ \begin{array}{l}{\left( {m - 1} \right)^2} > 0\\m + 1 - 4 < 0\\4 - 2m - 2 + m \ge 0\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 1\\\left\{ \begin{array}{l}m \ne 1\\m < 3\\m \le 2\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow m \le 2.\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 192:
    Tìm giá trị nhỏ nhất M của hàm số \(y = {\sin ^3}x - \cos 2x + \sin x + 2\)trên đoạn \(\left[ { - \frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2}} \right].\)
    • A. \(\frac{{23}}{{27}}.\)
    • B. 1
    • C. -1
    • D. 0
    \(y = {\sin ^3}x - \cos 2x + \sin x + 2 = {\sin ^3}x + 2{\sin ^2}x - 1 + \sin x + 2 = {\sin ^3}x + 2{\sin ^2}x + \sin x + 1.\)
    Đặt \(t = {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}\) khi đó hàm số trở thành \(y = {t^3} + 2{t^2} + t + 1\) xác định và liên tục trên \(\left[ { - 1;1} \right].\)
    Ta có: \(y' = 3{t^2} + 4t + 1\) và \(y' = 0 \Leftrightarrow 3{t^2} + 4t + 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = - 1\\t = - \frac{1}{3}\end{array} \right.\)
    Ta có: \(y\left( { - 1} \right) = 1;\,\,y\left( 1 \right) = 5;\,\,y\left( { - \frac{1}{3}} \right) = \frac{{23}}{{27}} \Rightarrow \,\,\mathop {\min }\limits_{\left[ { - 1;1} \right]} y = \frac{{23}}{{27}}.\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 193:
    Tìm tất cả giá trị của tham số m để hàm số \(y = \frac{{x + {m^2}}}{{x + 3}}\) đồng biến trên từng khoảng xác định.
    • A. \( - \sqrt 3 < m < \sqrt 3 .\)
    • B. \(m < \sqrt 3 .\)
    • C. \(m > - \sqrt 3 .\)
    • D. \(m < 9.\)
    Tập xác định: \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { - 3} \right\}.\)
    Ta có \(y' = \frac{{3 - {m^2}}}{{{{\left( {x + 3} \right)}^2}}}.\)
    \(y' = 0 \Leftrightarrow m = \pm \sqrt 3 ,\) khi đó hàm số đã cho trở thành hàm hằng.
    Vậy hàm số đồng biến trên từng khoảng xác định khi: \(3 - {m^2} > 0 \Leftrightarrow - \sqrt 3 < m < \sqrt 3 .\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 194:
    Hàm số \(f\left( x \right) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) đạt cực tiểu tại điểm \(x = 0,f\left( 0 \right) = 0\) và đạt cực đại tại điểm \(x = 1,f\left( 1 \right) = 1\). Tìm các hệ số a, b, c, d.
    • A. \(a = - 2,b = 3,c = 0,d = 1\).
    • B. \(a = - 2,b = 3,c = 1,d = 0\).
    • C. \(a = - 1,b = 1,c = 1,d = 0\).
    • D. \(a = - 2,b = 3\) và \(c = d = 0\).
    Ta có: \(f'\left( x \right) = 3a{x^2} + 2bx + c\), \(f''\left( x \right) = 6ax + 2b\).
    Để hàm số đạt cực tiểu tại điểm \(x = 0,f\left( 0 \right) = 0\) và đạt cực đại tại điểm \(x = 1,f\left( 1 \right) = 1\) điều kiện là:
    \(\left\{ \begin{array}{l}
    f\left( 0 \right) = 0{\rm{ }}\\
    f\left( 1 \right) = 1\\
    f'\left( 0 \right) = 0\\
    {\rm{f}}\left( 1 \right) = 0\\
    f''\left( 0 \right) > 0\\
    f''\left( 1 \right) < 0
    \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
    d = 0\\
    a + b + c + d = 1\\
    c = 0\\
    3a + 2b + c = 0\\
    2b > 0\\
    6a + 2b < 0
    \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
    a = - 2\\
    b = 3\\
    c = d = 0
    \end{array} \right.\)
    Thử lại với \(a = - 2,b = 3\) và \(c = d = 0\) thỏa mãn điều kiện đề bài.
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 195:
    Tìm giá trị nhỏ nhất m của hàm số \(y = {x^2} + \frac{2}{x}\) trên khoảng (0; 3).
    • A. m=-1.
    • B. m=1.
    • C. m=3.
    • D. m=4.
    Đạo hàm: \(y' = 2x - \frac{2}{{{x^2}}} = \frac{{2\left( {{x^3} - 1} \right)}}{{{x^2}}}\);
    \(y' = 0 \Leftrightarrow {x^3} - 1 = 0 \Leftrightarrow x = 1\).
    Bảng biến thiên:
    [​IMG]
    Dựa vào bảng biến thiên, ta có \(\mathop {Min}\limits_{x \in \left( {0;3} \right)} y = y\left( 1 \right) = 3\) đạt được tại \(x = 1\).
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 196:
    Tìm tọa độ điểm cực đại của đồ thị hàm số \(y = {x^4} - 2{{\rm{x}}^2} + 1.\)
    • A. \(\left( {0;1} \right).\)
    • B. \(\left( { - 1;0} \right).\)
    • C. \(\left( {1;0} \right).\)
    • D. \(\left( { - 1;1} \right).\)
    Tập xác định: \(D = \mathbb{R}\) và có \(y' = 4{{\rm{x}}^3} - 4{\rm{x}},\,\,y'' = 12{x^2} - 4.\)
    \(y'' = 0 \Leftrightarrow 4{x^3} - 4x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = 1\\x = - 1\end{array} \right..\)
    Vì \(y''\left( 0 \right) = - 4 < 0\) nên hàm số đạt cực đại tại \(x = 0\) và \({y_{CD}} = 1.\)
    Vì \(y''\left( { \pm 1} \right) = 8 > 0\) nên hàm số đạt cực tiểu tại \(x = \pm 1.\)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 197:
    Cho hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{x - 1}}\). Khẳng định nào sau đây là đúng?
    • A. Hàm số có một điểm cực đại.
    • B. Hàm số có một điểm cực tiểu.
    • C. Hàm số có một điểm cực đại và một cực tiểu.
    • D. Không có cực trị.
    Tập xác định \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ 1 \right\}\).
    Đạo hàm: \(y' = - \frac{2}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}} < 0\) với \(\forall x \in D\) ⇒ Hàm số không có cực trị.
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 198:
    Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) xác định, liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có bảng biến thiên:
    [​IMG]
    Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào sau đây?
    • A. \(\left( { - \infty ;0} \right)\) và \(\left( {1; + \infty } \right).\)
    • B. \(\left( { - \infty ;0} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right).\)
    • C. \(\left( { - \infty ;2} \right)\) và \(\left( { - 3; + \infty } \right).\)
    • D. \(\left( {0;1} \right).\)
    Dựa vào bảng biến thiên ta thấy hàm số đồng biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ;0} \right)\) và \(\left( {1; + \infty } \right).\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 199:
    Một chất điểm chuyển động trên đường thẳng nằm ngang (chiều dương hướng sang phải) với gia tốc phụ thuộc thời gian t (s) là \(a\left( t \right) = 2t - 7\left( {m/{s^2}} \right)\). Biết vận tốc ban đầu bằng 10 (m/s), hỏi trong 6 giây đầu tiên, thời điểm nào chất điểm ở xa nhất về phía bên phải?
    • A. 5 (s)
    • B. 6 (s)
    • C. 1 (s)
    • D. 2(s)
    Vận tốc của vật được tính theo công thức \(v\left( t \right) = 10 + {t^2} - 7t\left( {m/s} \right)\)
    Suy ra quãng đường vật đi được tính theo công thức \(S\left( t \right) = \int {v\left( t \right)dt} = \frac{{{t^3}}}{3} - \frac{7}{2}{t^2} + 10t\left( m \right)\)
    Ta có \(S'\left( t \right) = {t^2} - 7t + 10 \Rightarrow S'\left( t \right) = 0 \Leftrightarrow {t^2} - 7t + 10 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{t = 2}\\{t = 5}\end{array}} \right.\)
    Suy ra \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{S\left( 0 \right) = 0}\\{S\left( 2 \right) = \frac{{26}}{3}}\\{S\left( 5 \right) = \frac{{25}}{6}}\\{S\left( 6 \right) = 6}\end{array}} \right.\) \( \Rightarrow \mathop {Max}\limits_{\left[ {0;6} \right]} S\left( t \right) = S\left( 2 \right) = \frac{{26}}{3}\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 200:
    Tìm giá trị cực tiểu của hàm số \(y = \frac{{{x^2} + 3}}{{x + 1}}\)
    • A. 1
    • B. 2
    • C. -3
    • D. -6
    Hàm số có tập xác định \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { - 1} \right\} \Rightarrow y' = \frac{{{x^2} + 2x - 3}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}} \Rightarrow y' = 0\)
    \( \Leftrightarrow {x^2} + 2x - 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 1}\\{x = - 3}\end{array}} \right.\)
    Mặt khác \(y = \frac{8}{{{{\left( {x + 1} \right)}^3}}} \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
    {y\left( 1 \right) = 1 > 0}\\
    {y\left( { - 3} \right) = - 1 < 0}
    \end{array}} \right. \Rightarrow {y_{CT}} = y\left( 1 \right) = 2\)