Trắc Nghiệm Chuyên Đề Đạo Hàm Và ứng Dụng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 211:
    Một đại lý xăng dầu cần làm một bồn chứa dầu hình trục có đáy và nắp đậy bằng tôn với thể tích \(16\pi \left( {{m^3}} \right)\). Biết rằng giá thành (cả vật liệu và tiền công) được tính theo mét vuông, tìm đường kính đáy của bồn để đại lý phải trả ít chi phí nhất.
    • A. 1m
    • B. 8m
    • C. 4m
    • D. 2m
    Ta có: \({V_T} = \pi {R^2}h = 16\pi \Rightarrow {R^2}h = 16\)
    Lại có diện tíc vật liệu làm bồn chứa dầu là \(S = {S_{tp}} = 2\pi {R^2} + 2\pi Rh = 2\pi \left( {{R^2} + \frac{{16}}{R}} \right)\)
    Xét hàm số \(f(R) = {R^2} + \frac{{16}}{R},R > 0\)
    \(\begin{array}{l}f'(R) = 2R - \frac{{16}}{{{R^2}}}\\f'(R) = 0 \Leftrightarrow \frac{{2{R^3} - 16}}{{{R^2}}} = 0 \Leftrightarrow R = 2.\end{array}\)
    Bảng biến thiên:
    [​IMG]
    Vậy hàm số f(R) đạt giá trị lớn nhất tại R=2.
    Suy ra diện tích toàn phần nhỏ nhất bồn chứa là: \({S_{\min }} = 24\pi \) khi R=2.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 212:
    Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có đạo hàm trên khoảng \(\left( {a;b} \right)\) chứa điểm \({x_0}\) (có thể hàm số \(f\left( x \right)\) không có đạo hàm tại điểm \({x_0}\)). Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào đúng?
    • A. Nếu f(x) không có đạo hàm tại điểm \({x_0}\) thì \(f\left( x \right)\) không đạt cực trị tại điểm \({x_0}.\)
    • B. Nếu \(f'\left( {{x_0}} \right) = 0\) thì \(f\left( x \right)\) đạt cực trị tại điểm \({x_0}.\)
    • C. Nếu \(f'\left( {{x_0}} \right) = 0\) và \(f''(x_0)=0\) thì \(f\left( x \right)\) không đạt cực trị tại điểm \({x_0}.\)
    • D. Nếu \(f'\left( {{x_0}} \right) = 0\) và \(f''(x_0)=0\) thì \(f\left( x \right)\) đạt cực trị tại điểm \({x_0}.\)
    A sai: Hàm số vẫn có thể đạt cực trị tại điểm mà đạo hàm không xác định.
    B sai: Ta có thể lấy phản ví dụ với hàm số \(y = {x^3}.\)
    C sai: ta có thể lấy phản ví dụ với hàm số \(y = {x^4}.\)
    D là một khẳng định đúng:
    Nếu \(f'\left( {{x_0}} \right) = 0\) và \(f\left( {{x_0}} \right) > 0\) thì \(f\left( x \right)\) đạt cực tiểu tại điểm \({x_0}.\)
    Nếu \(f'\left( {{x_0}} \right) = 0\) và \(f\left( {{x_0}} \right) < 0\) thì \(f\left( x \right)\) đạt cực đại tại điểm \({x_0}.\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 213:
    Trong các hàm số dưới đây, hàm số nào có giá trị nhỏ nhất trên tập xác định?
    • A. \(y = - {x^2} + 2\)
    • B. \(y = {x^3} - 9{x^2} + 16\)
    • C. \(y = \frac{{x - 9}}{{2x + 1}}\)
    • D. \(y = \frac{1}{4}{x^4} - 3{x^2} + 1\)
    Kiểm tra 4 phương án ta có:
    • Hàm số \(y = - {x^2} + 2\) có giá trị lớn nhất, không có giá trị nhỏ nhất
    • Hàm số \(y = {x^3} - 9{x^2} + 16\) và \(y = \frac{{x - 9}}{{2x + 1}}\) không có giá trị nhỏ nhất và lớn nhất
    • Hàm số \(y = \frac{1}{4}{x^4} - 3{x^2} + 1\) có giá trị nhỏ nhất, không có giá trị lớn nhất.
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 214:
    Hàm số \(y = \frac{{{e^x}}}{{x + 1}}\) có bao nhiêu điểm cực trị?
    • A. 3
    • B. 2
    • C. 1
    • D. 0
    Hàm số có tập xác định \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { - 1} \right\} \Rightarrow y' = {\left( {\frac{{{e^x}}}{{x + 1}}} \right)^,} = \frac{{x.{e^x}}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}}\)
    \( \Rightarrow y' = 0 \Leftrightarrow \frac{{x.{e^x}}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}} = 0 \Leftrightarrow x = 0\)
    [​IMG]
    Vậy hàm số số đạt cực đại tại x=0.
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 215:
    Trong các hàm số sau, hàm số nào đống biến trên \(\mathbb{R}\)?
    • A. \(y = \frac{{3x - 4}}{{2x - 1}}\)
    • B. \(y = \sin 3x + 4x\)
    • C. \(y = 3{x^2} + 4x - 7\)
    • D. \(y = - 3x + 4\)
    Hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\)khi và chỉ khi hàm số có tập xác định là \(\mathbb{R}\)và \(y' \ge 0\,,x \in \mathbb{R}\) với điệu kiện phương trình y’=0 có hữu hạn nghiệm.
    Kiểm tra các hàm số ta có B là phương án đúng.
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 216:
    Cho hàm số \(y = - \frac{1}{4}{x^4} + 2{x^2} - 1\). Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
    • A. Hàm số nghịch biến trên các khoảng \(\left( { - 2;0} \right)\) và \(\left( {2; + \infty } \right)\)
    • B. Hàm số nghịch biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ; - 2} \right)\) và \(\left( {0;2} \right)\)
    • C. Hàm số đồng biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ; - 2} \right)\) và \(\left( {2; + \infty } \right)\)
    • D. Hàm số đồng biến trên các khoảng \(\left( { - 2;0} \right)\) và \(\left( {2; + \infty } \right)\)
    Ta có: \(y' = \left( { - \frac{1}{4}{x^4} + 2{x^2} - 1} \right) = - {x^3} + 4x;\,\,y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = - 2\\x = 2\end{array} \right.\)
    [​IMG]
    Suy ra hàm số nghịch biến trên các khoảng \(\left( { - 2;0} \right)\) và \(\), đồng biến trên các khoảng \(\left( {0;2} \right)\) và \(\left( { - \infty ; - 2} \right).\)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 217:
    Cho hàm số \(y = \frac{{{x^2} - 3x + 1}}{x}\) có giá trị cực đại \({y_1}\)và giá trị cực tiểu \({y_2}\). Tính \(S = {y_2} - {y_1}.\)
    • A. \(S = - 1\)
    • B. \(S = - 5\)
    • C. \(S = 4\)
    • D. \(S = - 4\)
    Ta có \(y = \frac{{{x^2} - 3x + 1}}{x} = x - 3 + \frac{1}{x} \Rightarrow y' = 1 - \frac{1}{{{x^2}}} \Rightarrow y' = 0 \Leftrightarrow 1 - \frac{1}{{{x^2}}} = 0 \Leftrightarrow x = \pm 1\)
    Mặt khác \(y = \frac{2}{{{x^3}}} \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
    {y\left( { - 1} \right) = - 2 < 0}\\
    {y\left( 1 \right) = 2 > 0}
    \end{array}} \right.\)
    Vậy hàm só đạt cực đại tại \(x = - 1;\) đạt cực tiểu tại x=2.
    Do đó: \( \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{y_1} = y\left( { - 1} \right) = - 5}\\{{y_2} = y\left( 1 \right) = - 1}\end{array}} \right. \Rightarrow {y_2} - {y_1} = 4.\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 219:
    Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) liên tục và có đạo hàm cấp hai trên \(\mathbb{R}\). Đồ thị của các hàm số \(y = f\left( x \right),y = f'\left( x \right),y = f\left( x \right)\) lần lượt là các đường cong nào trong hình vẽ bên.
    [​IMG]
    • A. \(\left( {{C_3}} \right),\left( {{C_1}} \right),\left( {{C_2}} \right)\)
    • B. \(\left( {{C_1}} \right),\left( {{C_2}} \right),\left( {{C_3}} \right)\)
    • C. \(\left( {{C_3}} \right),\left( {{C_2}} \right),\left( {{C_1}} \right)\)
    • D. \(\left( {{C_1}} \right),\left( {{C_3}} \right),\left( {{C_2}} \right)\)
    Ta thấy tại các điểm mà \(\left( {{C_3}} \right)\) đạt cực trị thì hàm số có đồ thị \(\left( {{C_1}} \right)\) bằng 0 và đổi dấu.
    Tại các điểm mà \(\left( {{C_1}} \right)\) đạt cực trị thì hàm số có đồ thị \(\left( {{C_2}} \right)\) bằng 0 và đổi dấu.
    Suy ra: \(\left( {{C_3}} \right)\) là đồ thị của f(x); \(\left( {{C_1}} \right)\) là đồ thị của f’(x); \(\left( {{C_2}} \right)\) là đồ thị của \(f''\left( x \right).\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 220:
    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \(y = mx - \left( {m + 1} \right).\cos x\) đồng biến trên \(\mathbb{R}.\)
    • A. Không có m
    • B. \( - 1 \le m \le - \frac{1}{2}\)
    • C. \(m < - \frac{1}{2}\)
    • D. \(m > - 1\)
    \(y = mx - \left( {m + 1} \right)\cos x \Rightarrow y' = m + \left( {m + 1} \right)\sin x\)
    Hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\)thì \(y' \ge 0\) với mọi m khi \(m + \left( {m + 1} \right)\sin x \ge 0\)với điều kiện y’=0 tại một số hữu hạn điểm.
    \(m + \left( {m + 1} \right)\sin x \ge 0 \Leftrightarrow \left( {m + 1} \right).\sin x \ge - m\)
    + Với \(m + 1 > 0 \Leftrightarrow m > - 1,\) ta có: \(Sinx \ge - \frac{m}{{m + 1}}\)
    Xét hàm số:
    \(\begin{array}{l}f(m) = \frac{{ - m}}{{m + 1}},m > - 1\\f'(m) = \frac{{ - 2}}{{{{(m + 1)}^2}}} < 0\end{array}\)
    Bảng biến thiên:
    [​IMG]
    Vậy không tồn tại giá trị m>-1 thỏa yêu cầu bài toán (1)
    + Với \(m + 1 < 0 \Leftrightarrow m < - 1,\) ta có: \(Sinx \le - \frac{m}{{m + 1}}\)
    Xét hàm số:
    \(\begin{array}{l}f(m) = \frac{{ - m}}{{m + 1}},m < - 1\\f'(m) = \frac{{ - 2}}{{{{(m + 1)}^2}}} < 0\end{array}\)
    Bảng biến thiên:
    [​IMG]
    Vậy không tồn tại m<- thỏa yêu cầu bài toán.
    + Với m=-1, hàm số trở thành: y=x, không đồng biến trên \(\mathbb{R}.\)
    Vậy không có m thỏa yêu cầu bài toán.