Trắc Nghiệm Chuyên Đề Đạo Hàm Và ứng Dụng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 221:
    Hàm số \(y = \sin x\) đạt cực đại tại điểm nào sau đây?
    • A. \(x = - \frac{\pi }{2}\)
    • B. \(x = \pi \)
    • C. \(x = 0\)
    • D. \(x = \frac{\pi }{2}\)
    \(y = \sin x \Rightarrow y' = \cos x;\,y' = 0 \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{2} + k\pi .\)
    Khi \(k = 1 \Rightarrow x = \frac{\pi }{2};k = - 1 \Rightarrow x = - \frac{\pi }{2}\) nên loại B và C
    Ta có: \(y'' = - \sin x\)
    Ta có: \(y''\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = - 1 < 0;\,\,y''\left( { - \frac{\pi }{2}} \right) = 1 > 0\)
    Vậy hàm số đạt cực đại tại \(x = \frac{\pi }{2}.\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 222:
    Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = \frac{{{x^2} - 4x}}{{2x + 1}}\) trên đoạn \(\left[ {0;3} \right].\)
    • A. \(\mathop {\min }\limits_{\left[ {0;3} \right]} y = 0\)
    • B. \(\mathop {\min }\limits_{\left[ {0;3} \right]} y = - \frac{3}{7}\)
    • C. \(\mathop {\min }\limits_{\left[ {0;3} \right]} y = - 4\)
    • D. \(\mathop {\min }\limits_{\left[ {0;3} \right]} y = - 1\)
    \(y = \frac{{{x^2} - 4x}}{{2x + 1}} \Rightarrow y' = \frac{{{x^2} + x - 2}}{{{{\left( {2x + 1} \right)}^2}}};y' = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 1 \in \left[ {0;3} \right]}\\{x = - 2 \in \left[ {0;3} \right]}\end{array}} \right.\)
    Ta có: \(y\left( 0 \right) = 0;y\left( 1 \right) = - 1;y\left( 3 \right) = \frac{1}{7} \Rightarrow Miny = - 1\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 223:
    Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) liên tục trên đoạn \(\left[ { - 2;3} \right]\), có bảng biến thiên như hình vẽ bên. Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?
    [​IMG]
    • A. Giá trị cực tiểu của hàm số là 0
    • B. Hàm số đạt cực đại tại điểm \(x = 1\)
    • C. Hàm số đạt cực tiểu tại điểm \(x = 1\)
    • D. Giá trị cực đại của hàm số là 5
    Từ bảng biến thiên suy ra hàm số đạt cực tiểu tại \(x = 1\) (y’ đổi dấu từ âm sang dương).
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 225:
    Giá trị lớn nhất của hàm số \(y = {e^x}\) trên đoạn \(\left[ {0;\frac{\pi }{2}} \right]\) là:
    • A. \(\frac{{\sqrt 2 }}{2}{e^{\frac{\pi }{4}}}.\)
    • B. \(\frac{{\sqrt 3 }}{2}{e^{\frac{\pi }{6}}}.\)
    • C. 1
    • D. \(\frac{1}{2}{e^{\frac{\pi }{3}}}.\)
    Ta có: \(y' = \left( {{e^x}\cos x} \right)' = {e^x}\left( {\cos x - \sin x} \right) \Rightarrow y' = 0 \Leftrightarrow {e^x}\left( {\sin x - \cos x} \right) = 0 \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{4}.\)
    Suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l}y\left( 0 \right) = 1\\y\left( {\frac{\pi }{4}} \right) = \frac{{\sqrt 2 }}{2}{e^{\frac{\pi }{4}}}\\y\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = 0\end{array} \right. \Rightarrow \mathop {\max }\limits_{\left[ {0;\frac{\pi }{2}} \right]} y = y\left( {\frac{\pi }{4}} \right) = \frac{{\sqrt 2 }}{2}{e^{\frac{\pi }{4}}}.\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 226:
    Cho hàm số \(y = \frac{{m{\rm{x}} - 2}}{{x + m - 3}}.\) Tất cả các giá trị của m để hàm số nghịch biến trên các khoảng xác định của nó là:
    • A. \(1 \le m \le 2.\)
    • B. \(m = 1.\)
    • C. \(1 < m < 2.\)
    • D. \(m = 2.\)
    Ta có: \(y' = \frac{{{m^2} - 3m + 2}}{{{{\left( {x + m - 3} \right)}^2}}}\)
    \(y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 1\\m = 2\end{array} \right.\)
    Khi đó hàm số đã cho trở thành hàm hằng.
    Vậy hàm số nghịch biến trên các khoảng xác định khi và chỉ khi:
    \(y' < 0 \Leftrightarrow {m^2} - 3m + 2 < 0 \Leftrightarrow 1 < m < 2.\)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 227:
    Cho hàm số \(y = {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} + \cos x - \sqrt 3 x.\) Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
    • A. Hàm số nghịch biến trên \(\mathbb{R}.\)
    • B. Hàm số có điểm cực trị.
    • C. Đồ thị hàm số đi qua gốc tọa độ.
    • D. Hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}.\)
    Dựa vào đáp án ta thấy:
    Hàm số xác định trên \(D = \mathbb{R} \Rightarrow y' = \cos x - \sin x - \sqrt 3 = - \sqrt 2 \sin \left( {x - \frac{\pi }{4}} \right) - \sqrt 3 .\)
    \( - \sqrt 2 \sin \left( {x - \frac{\pi }{4}} \right) - \sqrt 3 \le \sqrt 2 - \sqrt 3 < 0 \Leftrightarrow y' < 0,\forall x \in \mathbb{R} \Rightarrow \) Hàm số nghịch biến trên \(\mathbb{R}.\)
    \(x = 0 \Rightarrow y = 1 \Rightarrow \) Đồ thị hàm số không đi qua gốc tọa độ.
    Hàm số không có cực trị.
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 228:
    Hàm số \(y = - {x^4} + 2{{\rm{x}}^2} - 3\) có điểm cực đại \({x_{CD}}\) và điểm cực tiểu \({x_{CT}}\) là:
    • A. \({x_{C\S}} = - 2,{x_{CD}} = 2,{x_{CT}} = 0.\)
    • B. \({x_{CT}} = - 1,{x_{CT}} = 1,{x_{CD}} = 0.\)
    • C. \({x_{CT}} = - 2,{x_{CT}} = 2,{x_{CD}} = 0.\)
    • D. \({x_{CD}} = - 1,{x_{CD}} = 1,{x_{CT}} = 0.\)
    Ta có: \(y' = - 4{{\rm{x}}^3} + 4{\rm{x}}\,;\,{\rm{y'}} = 0 \Leftrightarrow - 4{{\rm{x}}^3} + 4{\rm{x}} = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = \pm 1\end{array} \right.\)
    Mặt khác: \(y'' = - 12{{\rm{x}}^2} + 4 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}y''\left( 0 \right) = 4 > 0\\y''\left( 1 \right) = y''\left( { - 1} \right) = - 8 < 0\end{array} \right. \Rightarrow {x_{C{\rm{D}}}} = - 1,{x_{C{\rm{D}}}} = 1,{x_{CT}} = 0.\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 229:
    Cho hàm số \(y = x\ln \left( {x + \sqrt {1 + {x^2}} } \right) - \sqrt {1 + {x^2}} .\) Khẳng định nào sau đây sai?
    • A. Hàm số có tập xác định là \(D = \mathbb{R}.\)
    • B. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( {0; + \infty } \right).\)
    • C. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( {0; + \infty } \right).\)
    • D. Hàm số có đạo hàm là \(y' = \ln \left( {x + \sqrt {1 + {x^2}} } \right).\)
    Hàm số xác định \(D = \mathbb{R} \Rightarrow y' = \left[ {x\ln \left( {x + \sqrt {1 + {x^2}} } \right) - \sqrt {1 + {x^2}} } \right]' = \ln \left( {x + \sqrt {1 + {x^2}} } \right)\)
    Suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}y' > 0 \Leftrightarrow \ln \left( {x + \sqrt {1 + {x^2}} } \right) > 0 \Leftrightarrow x + \sqrt {1 + {x^2}} > 1 \Leftrightarrow x > 0\\y' < 0 \Leftrightarrow \ln \left( {x + \sqrt {1 + {x^2}} } \right) < 0 \Leftrightarrow 0 < x + \sqrt {1 + {x^2}} < 1 \Leftrightarrow x < 0\end{array} \right.\)
    Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( {0; + \infty } \right)\) và hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;0} \right).\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 230:
    Cho hàm số \(y = x\ln {\rm{x}}.\) Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
    • A. Hàm số đạt cực tiểu tại \(x = e.\)
    • B. Hàm số đạt cực đại tại \(x = e.\)
    • C. Hàm số đạt cực tiểu tại \(x = \frac{1}{e}.\)
    • D. Hàm số đạt cực đại tại \(x = \frac{1}{e}.\)
    Hàm số có tập xác định \(D = \left( {0; + \infty } \right)\)
    \( \Rightarrow y' = \left( {x\ln {\rm{x}}} \right)' = \ln {\rm{x}} + 1 \Rightarrow y' = 0 \Leftrightarrow \ln {\rm{x}} + 1 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{1}{e}.\)
    Mặt khác \(y'' = \left( {\ln {\rm{x}} + 1} \right)' = \frac{1}{x} \Rightarrow y''\left( {\frac{1}{e}} \right) = e > 0 \Rightarrow \) Hàm số đạt cực tiểu tại \(x = \frac{1}{e}.\)