Trắc Nghiệm Chuyên Đề Đạo Hàm Và ứng Dụng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 372:
    Cho hàm số \(y = \left( {x - 1} \right){\left( {x + 2} \right)^2}.\) Trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm cực trị của đồ thị hàm số nằm trên đường thẳng nào dưới đây?
    • A. \(2x + y + 4 = 0.\)
    • B. \(2x + y - 4 = 0.\)
    • C. \(2x - y - 4 = 0.\)
    • D. \(2x -y + 4 = 0.\)
    Ta có \(y = {x^3} + 3{x^2} - 4 \Rightarrow y' = 3{x^2} + 6x\)
    \(y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = - 2 \end{array} \right.\)
    Vậy tọa độ hai điểm cực trị của đồ thị hàm số là \(A(0; - 4),\,B( - 2;0).\)
    Suy ra trung điểm của hai điểm cực trị là: \(M( - 1; - 2)\) thuộc đường thẳng \(2x + y + 4 = 0.\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 373:
    Tìm tập hợp các giá trị của tham số thực m để hàm số \(y = \sqrt {{x^2} + 1} - mx - 1\) đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; + \infty } \right).\)
    • A. \(\left( { - \infty ;1} \right)\)
    • B. \(\left[ {1; + \infty } \right)\)
    • C. \(\left[ { - 1;1} \right]\)
    • D. \(\left( { - \infty ; - 1} \right]\)
    Hàm số \(y = \sqrt {{x^2} + 1} - mx - 1\)
    \(y' = \frac{x}{{\sqrt {{x^2} + 1} }} - m\)
    Hàm số luôn đồng biến khi và chi khi \(m \le \frac{x}{{\sqrt {{x^2} + 1} }}.\)
    Xét hàm số \(f(x) = \frac{x}{{\sqrt {{x^2} + 1} }};\,\,f'(x) = \frac{1}{{\sqrt {{{({x^2} + 1)}^3}} }} > 0,\forall x\)
    Suy ra f(x) luôn đồng biến trên \(\mathbb{R}\)
    Mặt khác \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{x}{{\sqrt {{x^2} + 1} }} = - 1\)
    [​IMG]
    Vậy để hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\) thì \(m \le - 1.\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 374:
    Cho hàm số \(y = \ln \frac{1}{{{x^2} + 1}}.\) Mệnh đề nào dưới đây là đúng?
    • A. Hàm số đồng biến trên khoảng \((-\infty ;+\infty )\)
    • B. Hàm số đồng biến trên khoảng \((0;+\infty )\)
    • C. Hàm số nghịch biến trên khoảng \((-\infty ;+\infty )\)
    • D. Hàm số đồng biến trên khoảng \((-\infty;0 )\)
    Ta có: \(y' = \frac{{\left( {\frac{1}{{{x^2} + 1}}} \right)'}}{{\frac{1}{{{x^2} + 1}}}} = - \frac{{2x}}{{{{({x^2} + 1)}^2}}}.({x^2} + 1) = - \frac{{2x}}{{{x^2} + 1}}.\)
    Vậy hàm số đồng biến trên \((-\infty;0 )\) và nghịch biến trên \((0;+\infty )\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 376:
    Tìm tập hợp tất cả các giá trị của tham số thực m để phương trình \({x^3} + {x^2} + x = m{\left( {{x^2} + 1} \right)^2}\) có nghiệm thuộc đoạn [0;1]
    • A. \(m\geq 1\)
    • B. \(m \leq 1\)
    • C. \(0\leq m \leq 1\)
    • D. \(0\leq m \leq \frac{3}{4}\)
    \({x^3} + {x^2} + x = m{\left( {{x^2} + 1} \right)^2} \Rightarrow m = \frac{{{x^3} + {x^2} + x}}{{{{\left( {{x^2} + 1} \right)}^2}}} \ge 0\)
    Xét hàm số \(y = \frac{{{x^3} + {x^2} + x}}{{{{\left( {{x^2} + 1} \right)}^2}}}\) liên tục trên đoaạn [0;1].
    \(\begin{array}{l} y' = \frac{{ - {x^4} - 2{x^3} + 2x + 1}}{{{{\left( {{x^2} + 1} \right)}^3}}} = \frac{{ - (x - 1){{(x + 1)}^3}}}{{{{({x^2} + 1)}^3}}}\\ y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 1\,\, \in \left[ {0;1} \right]\\ x = - 1\,\, \notin \left[ {0;1} \right] \end{array} \right.. \end{array}\)
    Ta có: \(f(0) = 1;\,\,f(1) = \frac{3}{4}.\)
    Kết luận: Để phương trình có nghiệm thuộc [0;1] thì \(0\leq m \leq \frac{3}{4}\)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 377:
    Cho hàm số \(f\left( x \right) = \sqrt {{x^2} + 2x + 2} + \sqrt {{x^3} - 2x + 2}.\) Mệnh đề nào sau đây là đúng?
    • A. \(f\left( {\sqrt[3]{4}} \right) > f\left( {\sqrt[4]{5}} \right)\)
    • B. \(f\left( {\sqrt[3]{4}} \right) < f\left( {\sqrt[4]{5}} \right)\)
    • C. \(f\left( {\sqrt[4]{5}} \right) = 2f\left( {\sqrt[3]{4}} \right)\)
    • D. \(f\left( {\sqrt[3]{4}} \right) = f\left( {\sqrt[4]{5}} \right)\)
    Cách 1: Hàm số \(f\left( x \right) = \sqrt {{x^2} + 2x + 2} + \sqrt {{x^3} - 2x + 2}\)
    TXĐ: \(D=\mathbb{R}\)
    \(f'(x) = \frac{{x + 1}}{{\sqrt {{{(x + 1)}^2} + 1} }} + \frac{{x - 1}}{{\sqrt {{{(x - 1)}^2} + 1} }}\)
    Xét hàm số \(g(t) = \frac{t}{{\sqrt {{t^2} + 1} }}\) đồng biến với mọi t.
    Mặc khác \(f'(x) > 0,\forall x > 1\) suy ra hàm số đồng biến với mọi x>1.
    Mà \(\sqrt[3]{4} > \sqrt[4]{5} > 1\) nên \(f\left( {\sqrt[3]{4}} \right) > f\left( {\sqrt[4]{5}} \right).\)
    Cách 2: Dùng máy tính bỏ túi.
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 378:
    Tìm tất cả các giá trị của tham số thực m để hàm số $y = \frac{1}{3}{x^3} - \frac{1}{2}\left( {m+5} \right){x^2}+ mx$ có cực đại, cực tiểu sao cho \(\left| {{x_{CD}} - {x_{CT}}} \right| = 5.\)
    • A. \(m=0\)
    • B. \(m=-6\)
    • C. \(m \in \left \{ 6;0 \right \}\)
    • D. \(m \in \left \{ -6;0 \right \}\)
    Xét hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^3} - \frac{1}{2}\left( {m + 5} \right){x^2} + mx\)
    Ta có: \(y' = {x^2} - \left( {m + 5} \right)x + m\)
    Hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^3} - \frac{1}{2}\left( {m + 5} \right){x^2} + mx\) có cực đại, cực tiểu sao cho \(\left| {{x_{CD}} - {x_{CT}}} \right| = 5\) khi:
    \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {\Delta = {{\left( {m + 5} \right)}^2} - 4m > 0}\\ {{{\left( {{x_1} - {x_2}} \right)}^2} = 25} \end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {{m^2} + 6m + 25 > 0}\\ {{{\left( {{x_1} + {x_2}} \right)}^2} - 4{x_1}{x_2} = 25} \end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {{m^2} + 6m + 25 > 0}\\ {{{\left( {{x_1} + {x_2}} \right)}^2} - 4{x_1}{x_2} = 25} \end{array}} \right.\)

    \(\Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {{m^2} + 6m + 25 > 0}\\ {{m^2} + 6m + 25 = 25} \end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {m = 0}\\ {m = - 6} \end{array}} \right.\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 379:
    Tìm khoảng cách d giữa các điểm cực tiểu của đồ thị hàm số \(y = 2{x^4} - \sqrt 3 {x^2} + 1.\)
    • A. \(d = 2\sqrt[4]{3}\)
    • B. \(d = \sqrt 3\)
    • C. \(d = 2\sqrt 3\)
    • D. \(d = \sqrt[4]{3}\)
    Xét hàm số \(y = 2{x^4} - \sqrt 3 {x^2} + 1\)
    \(y' = 8{x^3} - 2\sqrt 3 x = 2x\left( {4{x^2} - \sqrt 3 } \right)\)
    \(y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = - \sqrt {\frac{{\sqrt 3 }}{4}} \\ x = \sqrt {\frac{{\sqrt 3 }}{4}} \end{array} \right.\)
    Hàm số đạt cực tiểu tại \(x = - \sqrt {\frac{{\sqrt 3 }}{4}}\) và \(x = \sqrt {\frac{{\sqrt 3 }}{4}}\)
    Khoảng cách giữa hai điểm cực tiểu là \(d = 2.\sqrt {\frac{{\sqrt 3 }}{4}} = \sqrt[4]{3}.\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 380:
    Biết đồ thị hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có 2 điểm cực trị là (-1;18) và (3;-16). Tính \(S = a + b + c + d.\)
    • A. S=0
    • B. S=1
    • C. S=2
    • D. S=3
    Ta có: \(y' = 2a{x^2} + 2bx + c\)
    Với \(x=-1\) và \(x=3\) là nghiệm của phương trình y'=0 thì ta có \(3a - 2b + c = 0\) và \(27a + 6b + c = 0.\)
    Do 2 điểm cực trị cũng thuộc đồ thị nên:
    \(\begin{array}{l} 18 = - a + b - c + d\\ - 16 = 27a + 9b + 3c + d \end{array}\)
    Giải hệ 4 phương trình 4 ẩn trên ta được: \(a = \frac{{17}}{{16}};b = \frac{{ - 51}}{{16}};c = \frac{{ - 153}}{{16}};d = \frac{{203}}{{16}}\)
    \(\Rightarrow a + b + c + d = 1.\)