Trắc Nghiệm Chuyên Đề Đạo Hàm Và ứng Dụng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 431:
    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \(y = \frac{{mx + 5}}{{x + 1}}\) đồng biến trên từng khoảng xác định.
    • A. \(m > - 5\)
    • B. \(m \geq - 5\)
    • C. \(m \geq 5\)
    • D. \(m > 5\)
    Với m=5 thì \(y' = 0,\forall x\) hàm số đã cho trở thành hàm hằng.
    Vậy để hàm số đã cho luôn đồng biến trên từng khoảng xác định thì:
    \(y' = \frac{{m - 5}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}} > 0,\forall x \in \backslash \left\{ { - 1} \right\}\)
    Điều nảy xảy ra khi: \(m - 5 > 0 \Leftrightarrow m > 5.\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 432:
    Tìm giá trị lớn nhất M của hàm số \(y = {\sin ^4}x - {\sin ^3}x.\)
    • A. M=0
    • B. M=2
    • C. M=3
    • D. M=-1
    Đặt \({\mathop{\rm sinx}\nolimits} = t;t \in \left[ { - 1;1} \right]\).
    Xét hàm số \(y = f\left( t \right) = {t^4} - {t^3}\) trên \(\left[ { - 1;1} \right].\)
    Khi đó \(y' = f'\left( t \right) = 4{t^3} - 3{t^2} = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} t = 0\\ t = \frac{3}{4} \end{array} \right.\)
    Ta có \(\mathop {Max}\limits_{\left[ { - 1;1} \right]} y = Max\left\{ {f\left( { - 1} \right);f\left( 1 \right);f\left( 0 \right);f\left( {\frac{3}{4}} \right)} \right\} = f\left( { - 1} \right) = 2\).
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 433:
    Hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm \(f'\left( x \right) = {\left( {x - 1} \right)^2}\left( {x - 3} \right).\) Phát biển nào sau đây là đúng?
    • A. Hàm số có một điểm cực đại
    • B. Hàm số có hai điểm cực trị
    • C. Hàm số có đúng 1 điểm cực trị
    • D. Hàm số không có điểm cực trị
    Ta có \(f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 1\\ x = 3 \end{array} \right..\)
    Ta thấy \(f'(x)\) không đổi dấu khi qua x=1 do đó x=1 không phải là điểm cực trị của hàm số.
    \(f'(x)\) đổi dấu khi đi qua x=3.
    Vậy hàm số có đúng một điểm cực trị là x=3.
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 434:
    Tìm tất cả các giá tị thực của tham số m để hàm số \(y = \frac{{{x^3}}}{3} - \left( {m + 1} \right){x^2} + \left( {{m^2} + 2m} \right)x + 1\) nghịch biến trên \((2;3).\)
    • A. \(m \in \left[ {1;2} \right]\)
    • B. \(m \in \left( {1;2} \right)\)
    • C. m<1
    • D. m>2
    Ta có: \(y' = {x^2} - 2\left( {m + 1} \right)x + {m^2} + 2m\)
    Để hàm số \(y = \frac{{{x^3}}}{3} - \left( {m + 1} \right){x^2} + \left( {{m^2} + 2m} \right)x + 1\) nghịch biến trên \((2;3)\) thì \(y'<0\) với mọi \(x \in \left( {2;3} \right).\)
    Tức là khoảng \((2;3)\) nằm trong khoảng hai nghiệm phương trình \(y'=0\) (Do \(y' = {x^2} - 2\left( {m + 1} \right)x + {m^2} + 2m\) có hệ số của \(x^2\) dương).
    \(\left\{ \begin{array}{l} \Delta ' > 0\\ {x_1} \le 2 < 3 \le {x_2} \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {\left( {m + 1} \right)^2} - {m^2} - 2m > 0\\ \left( {{x_1} - 2} \right)\left( {{x_2} - 2} \right) \le 0\\ \left( {{x_1} - 3} \right)\left( {{x_2} - 3} \right) \le 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 1 > 0\\ {x_1}{x_2} - 2\left( {{x_1} + {x_2}} \right) + 4 \le 0\\ {x_1}{x_2} - 3\left( {{x_1} + {x_2}} \right) + 9 \le 0 \end{array} \right.\)
    \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {m^2} + 2m - 2.2.\left( {m + 1} \right) + 4 \le 0\\ {m^2} + 2m - 3.2.\left( {m + 1} \right) + 9 \le 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {m^2} - 2m \le 0\\ {m^2} - 4m + 3 \le 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 0 \le m \le 2\\ 1 \le m \le 3 \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow 1 \le m \le 2 \end{array}\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 435:
    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \(y = - \frac{1}{3}{x^3} + m{x^2} - x + 1\) nghịch biến trên \(\mathbb{R}\).
    • A. \(m \in\mathbb{R} \backslash \left[ { - 1;1} \right]\)
    • B. \(m \in\mathbb{R} \backslash \left( { - 1;1} \right)\)
    • C. \(m \in\left[ { - 1;1} \right]\)
    • D. \(m \in\ \left( { - 1;1} \right)\)
    Ta có: \(y' = - {x^2} + 2mx - 1\)
    Nhận thấy hàm số đã cho là hàm số bậc ba có hệ số \(a = - \frac{1}{3} < 0\) nên để hàm số đã cho nghịch biến trên \(\mathbb{R}\) thì phương trình \(y'=0\) vô nghiệm hoặc có nghiệm kép, hay:
    \(\Delta ' = {m^2} - 1 \le 0 \Leftrightarrow - 1 \le m \le 1.\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 436:
    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \(y = m{x^4} + \left( {m + 1} \right){x^2} + 1\) có đúng 1 điểm cực tiểu.
    • A. \(- 1 < m < 0\)
    • B. \(m < -1\)
    • C. \(m \in \left[ { - 1; + \infty } \right)\backslash \left\{ 0 \right\}\)
    • D. \(m>-1\)
    Với \(m=0\) thì hàm số đã cho trở thành \(y=x^2+1\) là hàm số bậc hai có đồ thị là parabol có duy nhất một điểm cực tiểu. Nên \(m=0\) thỏa mãn.
    Với \(m\ne0\) thì đây là hàm số bậc bốn trùng phương, ta đi tìm điều kiện để đồ thị hàm số có duy nhất một điểm cực tiểu.
    Ta có:
    \(\begin{array}{l} y' = 4m{x^3} + 2(m + 1)x = 2x(2m{x^2} + (m + 1))\\ y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ 2m{x^2} + m + 1 = 0\,(2) \end{array} \right. \end{array}\)
    Trường hợp 1: Đồ thị hàm số có duy nhất một điểm cực trị và đó là điểm cực tiểu khi:
    Hệ số a của hàm số đã cho dương và phương trình \(y'=0\) có duy nhất một nghiệm.
    Điều này xảy ra khi: \(\left\{ \begin{array}{l} a = m > 0\\ {\Delta _{(2)}} = - \left( {m + 1} \right)m < 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow m > 0.\)
    Trường hợp 2: Đồ thị hàm số có 3 điểm cực trị, trong đó có 1 điểm cực tiểu và hai điểm cực đại.
    Khi đó Hệ số a âm và \(y'=0\) có ba nghiệm phân biệt.
    Điều này xảy ra khi: \(\left\{ \begin{array}{l} a = m < 0\\ - \left( {m + 1} \right)m > 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow 0 > m > - 1.\)
    Kết hợp các trường hợp ta có \(m>-1.\)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 437:
    Cho hàm số \(y = {x^3} - 3x + 2017.\) Mệnh đề nào dưới đây đúng?
    • A. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\) và \(\left( {1; + \infty } \right)\)
    • B. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( {0; + \infty } \right)\)
    • C. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; 0} \right)\)
    • D. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; 1} \right)\)
    \(y' = 3{x^2} - 3 = 0 \Rightarrow x = \pm 1\)
    [​IMG]
    Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\) và \(\left( {1; + \infty } \right)\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 438:
    Tính khoảng cách d giữa hai điểm cực trị của đồ thị hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^3} - {x^2} - x - 1.\)
    • A. \(d = \frac{{5\sqrt 2 }}{3}\)
    • B. \(d = \frac{{2\sqrt 5 }}{3}\)
    • C. \(d = \frac{{10\sqrt 2 }}{3}\)
    • D. \(d = \frac{{2\sqrt {10} }}{3}\)
    \(y' = {x^2} - 2{\rm{x}} - 1 = 0 \Rightarrow \left[ \begin{array}{l} {x_1} = 1 + \sqrt 2 \\ {x_2} = 1 - \sqrt 2 \end{array} \right.\)
    \(\begin{array}{l} A\left( {{x_1};{y_1}} \right);B\left( {{x_2};{y_2}} \right)\\ \Rightarrow AB = \sqrt {{{\left( {{x_2} - {x_1}} \right)}^2} + {{\left( {{y_2} - {y_1}} \right)}^2}} = \frac{{10\sqrt 2 }}{3} \end{array}\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 439:
    Cho hàm số \(y = \left( {m - 1} \right){x^3} + \left( {m - 1} \right){x^2} + x + m.\) Tìm m để hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\).
    • A. \(m \geq 4\) hoặc \(m < 1\)
    • B. \(1<m\leq 4\)
    • C. \(1<m<4\)
    • D. \(1\leq m\leq 4\)
    Với: \(m=1\) thì \(y = x + 1\) hàm số đồng biến trên R.
    Với: \(m \ne 1\)
    \(y' = 3\left( {m - 1} \right){x^2} + 2\left( {m - 1} \right)x + 1\)
    \(\begin{array}{l} y' \ge 0,\forall x \in\mathbb{R} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} m > 1\\ \Delta ' \le 0 \end{array} \right.\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} m > 1\\ {\left( {m - 1} \right)^2} - 3\left( {m - 1} \right) \le 0 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} m > 1\\ m \in \left[ {1;4} \right] \end{array} \right. \Rightarrow m \in \left( {1;4} \right] \end{array}\)
    Vậy \(m \in \left[ {1;4} \right]\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 440:
    Tìm giá trị nhỏ nhất m của hàm số \(y = 2x + 3\sqrt {9 - {x^2}} .\)
    • A. m=-6
    • B. m=-9
    • C. m=9
    • D. m=0
    Điều kiện \(x \in \left[ { - 3;3} \right]\)
    \(y' = 2 - \frac{{3{\rm{x}}}}{{\sqrt {9 - {x^2}} }} = 0 \Rightarrow 4\left( {9 - {x^2}} \right) = 9{{\rm{x}}^2} \Rightarrow x = \pm \sqrt 2\)
    \(y\left( {\sqrt 2 } \right) = 2\sqrt 2 + 3\sqrt 7 ;y\left( { - \sqrt 2 } \right) = - 2\sqrt 2 + 3\sqrt 7 ;y\left( { - 3} \right) = - 6;y\left( 3 \right) = 6\)
    Vậy m=-6.