Trắc Nghiệm Chuyên Đề Đạo Hàm Và ứng Dụng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 472:
    Tìm giá trị lớn nhất M và giá trị nhỏ nhất m của hàm số \(y = x + \sqrt {18 - {x^2}}\).
    • A. \(m = - 3\sqrt 2 ;\,M = 3\sqrt 2\)
    • B. \(m = 0 ;\,M = 3\sqrt 2\)
    • C. \(m = 0;\,M = 6\)
    • D. \(m = - 3\sqrt 2 ;\,M = 6\)
    TXĐ:\(D = \left[ { - 3\sqrt 2 ;3\sqrt 2 } \right]\)
    \(\begin{array}{l} y' = 1 - \frac{x}{{\sqrt {18 - {x^2}} }} = 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = \sqrt {18 - {x^2}} \\ - 3\sqrt 2 < x < 3\sqrt 2 \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x \ge 0\\ {x^2} = 18 - {x^2} \end{array} \right. \Leftrightarrow x = 3. \end{array}\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 473:
    Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số \(y = {x^3} + 3{x^2} - mx + 1\) đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;\,0} \right)\).
    • A. \(m \le 0\)
    • B. \(m \geq -3\)
    • C. \(m < -3\)
    • D. \(m \le -3\)
    \(y' = 3{x^2} + 6x - m\)
    Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;\,0} \right)\) khi phương trình \(y' \ge 0,\forall x \in \left( { - \infty ;0} \right).\)
    Hay: \(3{x^2} + 6x - m \ge 0,\forall x \in \left( {0; + \infty } \right) \Leftrightarrow m \le 3{x^2} + 6x,\forall x \in \left( { - \infty ;0} \right)\)
    Xét hàm số \(g(x) = 3{x^2} + 6x,x \in \left( { - \infty ;0} \right)\)
    \(\begin{array}{l} g'(x) = 6x + 6\\ g'(x) = 0 \Leftrightarrow x = - 1 \end{array}\)
    [​IMG]
    Vậy hàm số đồng biến trên \(\left( { - \infty ;\,0} \right)\) khi \(m\leq 3\).
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 474:
    Hàm số \(y = {x^3} + 2{x^2} + x + 1\) nghịch biến trên khoảng nào?
    • A. \(\left ( 3;+\infty\right )\)
    • B. \(\left( { - \infty ;\, - 1} \right)\)
    • C. \(\left( { - \infty ;\, + \infty } \right)\)
    • D. \(\left( { - 1;\, - \frac{1}{3}} \right)\)
    \(\begin{array}{l} y' = 3{x^2} + 6x + 1\\ y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = \frac{{ - 3 + \sqrt 6 }}{3}\\ x = \frac{{ - 3 - \sqrt 6 }}{3} \end{array} \right. \end{array}\)
    \(y' < 0 \Leftrightarrow \frac{{ - 3 - \sqrt 6 }}{3} < x < \frac{{ - 3 + \sqrt 6 }}{3}\)
    Hàm số nghịch biến trên \(\left( {\frac{{ - 3 - \sqrt 6 }}{3};\frac{{ - 3 + \sqrt 6 }}{3}} \right)\) nên nghịch biến trên \(\left( { - 1;\, - \frac{1}{3}} \right).\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 477:
    Trên một mảnh đất hình vuông có diện tích 81 m2 người ta đào một cái ao nuôi cá hình trụ có 2 đáy là hình tròn (như hình vẽ) sao cho tâm của hình tròn trùng với tâm của mảnh đất. Ở giữa mép ao và mép mảnh đất người ta để lại một khoảng đất trống để đi lại, biết khoảng cách giữa mép ao và mép mảnh đất là x mét. Biết chiều sâu của ao cũng là x mét. Tìm V là thể tích lớn nhất ao có thể đạt được.
    [​IMG]
    • A. \(V = 27\pi \left( {{m^3}} \right)\)
    • B. \(V = 13,5\pi \left( {{m^3}} \right)\)
    • C. \(V = 144\pi \left( {{m^3}} \right)\)
    • D. \(V = 72\pi \left( {{m^3}} \right)\)
    Mảnh đất hình vuông có diện tích 81 m2, suy ra độ dài cạnh là 9 m2.
    Gọi r là bán kính ao, độ sâu của ao h=x.
    Khi đó thể tích ao là: \(V = \pi {r^2}x\)
    Mặt khác ta có: \(r = \frac{{9 - 2x}}{2} = \frac{9}{2} - x \Rightarrow V = \pi {\left( {\frac{9}{2} - x} \right)^2}.x\)
    Xét hàm số \(f\left( x \right) = {\left( {\frac{9}{2} - x} \right)^2}.x,\,\,0 < x < \frac{9}{2}\)
    Ta có:
    \(\begin{array}{l} f'(x) = 3{x^2} - 18x + \frac{{81}}{4}\\ f'(x) = 0 \Leftrightarrow x = \frac{3}{2}\left( {Do\,\,0 < x < \frac{9}{2}} \right) \end{array}\)
    Lập bảng biến thiên ta thấy hàm số f(x) đạt giá trị lớn nhất tại \(x = \frac{3}{2}\)
    Vậy thể tích lớn nhất có thể của ao là: \(V = \pi {\left( {\frac{9}{2} - \frac{3}{2}} \right)^2}.\frac{3}{2} = \frac{{27}}{2}\pi = 13,5\pi\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 478:
    Cho hàm số \(y = \frac{{(m - 1)\sin x - 2}}{{\sin x - m}}.\). Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( {0;\frac{\pi }{2}} \right).\)
    • A. \(m \in \left( { - 1;2} \right)\)
    • B. \(m \in \left( { - \infty ; - 1} \right) \cup \left( {2; + \infty } \right)\)
    • C. \(m \in \left( { - \infty ;1} \right] \cup \left[ {2; + \infty } \right)\)
    • D. \(m \in \left( { - \infty ; - 2} \right] \cup \left[ {1; + \infty } \right)\)
    Ta có: \(y' = \frac{{(m - 1)(\sin x - m) - \left[ {(m - 1)\sin x - 2} \right]}}{{{{(\sin x - m)}^2}}}\cos x = \frac{{m - {m^2} + 2}}{{(\sin x - m)}}\cos x\)
    Với \(x \in \left( {0;\frac{\pi }{2}} \right)\) ta có: \(cosx>0\)
    Do vậy hàm số nghịch biến trên \(\left( {0;\frac{\pi }{2}} \right)\)khoảng khi và chỉ khi:
    \(y' < 0,\forall x \in \left( {0;\frac{\pi }{2}} \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - {m^2} + m + 2 < 0\\ \sin x - m \ne 0,\forall x \in \left( {0;\frac{\pi }{2}} \right) \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {m > 2}\\ {m < - 1} \end{array}} \right.\)
    Chú ý: Khi \(m = - 1;m = 2 \Rightarrow y' = 0\left( {\forall x \in \left( {0;\frac{\pi }{2}} \right)} \right)\) và hàm số suy biến thành hàm hằng nên C sai.
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 479:
    Cho hàm số \(y = \frac{{(m - 1){x^3}}}{3} + (m - 1){x^2} + 4x - 1\). Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số đạt cực tiểu tại \(x_1\), đạt cực đại tại \(x_2\) đồng thời \(x_1<x_2\).
    • A. m>5
    • B. m=1 hoặc m=5
    • C. m<1 hoặc m>5
    • D. m<1
    Hàm số có 2 cực trị khi và chỉ khi phương trình \(y' = (m - 1){x^2} + 2(m - 1)x + 4 = 0\) có 2 nghiệm phân biệt.
    Điều này xảy ra khi: \(\left\{ \begin{array}{l} m \ne 1\\ \Delta ' = {(m - 1)^2} - 4(m - 1) > 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} m > 5\\ m < 1 \end{array} \right.\)
    Hàm số có điểm cực tiểu nhỏ hơn điểm cực đại suy ra hệ số của \(x^3\) âm hay: \(m - 1 < 0 \Leftrightarrow m < 1\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 480:
    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để đồ thị hàm số \(y = \frac{2}{3}{x^3} - m{x^2} + 2(1 - 3{m^2})x + 1\) có hai điểm cực trị với hoành độ \({x_1},{x_2}\) thỏa mãn \(2({x_1} + {x_2}) - {x_1}{x_2} = 4\)?
    • A. \(m = 1\) hoặc \(m = -\frac{5}{3}\)
    • B. \(m = -\frac{1}{3}\)
    • C. \(m = 1\) hoặc \(m = \frac{5}{3}\)
    • D. \(m = \frac{5}{3}\)
    Xét hàm số \(y = \frac{2}{3}{x^3} - m{x^2} + 2(1 - 3{m^2})x + 1\), có \(y' = 2{x^2} - 2mx + 2(1 - 3{m^2});\forall x \in \mathbb{R}\)
    Ta có \(y' = 0 \Leftrightarrow {x^2} - 2mx + 2(1 - 3{m^2}) = 0 \Leftrightarrow {x^2} - mx + 1 - 3{m^2} = 0(*)\)
    Để hàm số đã cho có hai điểm cực trị khi và chỉ khi \(y'=0\) có hai nghiệm phân biệt \(x_1;x_2\)
    Hay \({\Delta _{(*)}} > 0 \Leftrightarrow {m^2} - 4(1 - 3{m^2}) > 0 \Leftrightarrow 13{m^2} - 4 > 0\) (I)
    Khi đó, theo hệ thức Viet ta được \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {{x_1} + {x_2} = m}\\ {{x_1}{x_2} = 1 - 3{m^2}} \end{array}} \right.\)
    mà \(2({x_1} + {x_2}) - {x_1}{x_2} = 4 \Rightarrow 2m - (1 - 3{m^2}) = 4\)
    \(\Leftrightarrow 3{m^2} + 2m - 5 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {m = 1}\\ {m = - \frac{5}{3}} \end{array}} \right.\)
    Đối chiếu điều kiện (I), ta được \(m = 1;m = - \frac{5}{3}.\)