Trắc Nghiệm Chuyên Đề Đạo Hàm Và ứng Dụng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 521:
    Cho đồ thị hàm số \(y = a{x^4} + b{x^2} + c\) đạt cực đại tại A(0;3) và cực tiểu B(-1;-5). Tính giá trị của $P = a+ 2b+3c$.
    • A. P=-5
    • B. P=-9
    • C. P=-15
    • D. P=3
    \(y' = 4a{x^3} + 2bx\)
    Hàm số đạt cực đại tại A(0;-3) ta có: y’(0)=0; y (0)=-3 suy ra c=-3.
    Hàm số đạt cực tiểu tại B(-1;-5) ta có: y’(-1) = 0; y (-1)=-5
    Suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l} - 4a - 2b = 0\\ a + b - 3 = - 5 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = 2\\ b = - 4 \end{array} \right.\)
    Thay vào P ta có: P=2-8-9 =-15.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 522:
    Một ngọn hải đăng đặt ở vị trí A cách bờ biển một khoảng AB = 4km. Trên bờ biển có 1 cái kho ở vị trí C cách B một khoảng 7km. Người gác ngọn hải đăng chèo thuyền từ ngọn hải đăng đến vị trí M trên bờ biển rồi đi bộ đến C. Biết rằng vận tốc chèo thuyền là 3km/h và vận tốc đi bộ là 5km/h. Xác định vị trí điểm M để người đó đến C nhanh nhất.
    [​IMG]
    • A. MB = 3km
    • B. MB = 4 km
    • C. M trùng B
    • D. M trùng C
    Đặt BM = x ⇒ CM = 7 – x (0 ≤ x ≤ 7)
    \(AM = \sqrt {{x^2} + 16}\)
    Thời gian để người đó đi từ A đến C là \(t = \frac{{\sqrt {{x^2} + 16} }}{3} + \frac{{7 - x}}{5} = f(x)\).
    Xét hàm số f(x) trên [0;7]
    Với x ∈ [0;7] thì \(f'(x) = \frac{x}{{3\sqrt {{x^2} + 16} }} - \frac{1}{5} = 0 \Leftrightarrow 5x = 3\sqrt {{x^2} + 16} \Leftrightarrow x = 3\)
    [​IMG]
    Hàm số đạt giá trị nhỏ nhất tại x=3
    [​IMG]
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 523:
    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để đồ thị hàm số $y = {x^3} - 3{x^2}+m$ có hai cực trị nằm ở hai nửa mặt phẳng khác nhau với bờ là trục hoành.
    • A. 0 < m < 2
    • B. m < 0
    • C. m > 2
    • D. 0 < m < 4
    Ta có:
    \(\begin{array}{l} y' = 3{x^2} - 6x\\ y' = 0 \Leftrightarrow 3{x^2} - 6x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = 2 \end{array} \right. \end{array}\)
    Vậy đồ thị hàm số luôn có cực đại và cực tiểu tại hai điểm \({M_1}\left( {0;m} \right),\,{M_2}\left( {2;m - 4} \right)\).
    Để đồ thị hàm số hai điểm cực trị nằm ở hai nửa mặt phẳng khác nhau với bờ là trục hoành thì giá trị cực đại và giá trị cực tiểu của hàm số phải trái dấu nhau hay: \(m.(m - 4) < 0 \Leftrightarrow 0 < m < 4\).
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 524:
    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số $y = x^3 – mx^2 + (m - 1)x + 1$ đồng biến trên khoảng (1; 2).
    • A. \(m \le \frac{{11}}{3}\)
    • B. \(m < \frac{{11}}{3}\)
    • C. \(m \le 2\)
    • D. \(m < 2\)
    Ta có: \(y' = 3{x^2}-2mx + m-1\)
    Với x ∈ (1;2) thì \(y' > 0 \Leftrightarrow 3{x^2} - 2mx + m - 1 > 0 \Leftrightarrow m(1 - 2x) > 1 - 3{x^2} \Leftrightarrow m < \frac{{1 - 3{x^2}}}{{1 - 2x}}(*)\)
    Hàm số đã cho đồng biến trên (1;2) khi và chỉ khi bất phương trình (*) nghiệm đúng ∀x ∈ (1;2)
    Xét hàm số \(f(x) = \frac{{1 - 3{x^2}}}{{1 - 2x}}\) trên [1;2], có
    \(f'(x) = \frac{{ - 6x(1 - 2x) + 2(1 - 3{x^2})}}{{{{(1 - 2x)}^2}}} = \frac{{6{x^2} - 6x + 2}}{{{{(1 - 2x)}^2}}} > 0,\forall x \in (1;2)\)
    \(\Rightarrow f(x) > f(1) = 2,\forall x \in (1;2)\)
    Vậy giá trị của m thỏa mãn là m ≤ 2
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 525:
    Cho hàm số \(y = (x - 5)\sqrt[3]{{{x^2}}}\). Mệnh đề nào dưới đây là mệnh đề đúng?
    • A. Hàm số đạt cực đại tại x = 0
    • B. Hàm số đạt cực đại tại x = 1
    • C. Hàm số đạt cực đại tại x = 2
    • D. Hàm số không có cực đại
    \(y = (x - 5)\sqrt[3]{{{x^2}}}\)
    \(y' = \sqrt[3]{{{x^2}}} + (x - 5).\frac{2}{{3\sqrt[3]{x}}} = \frac{{5(x - 2)}}{{3\sqrt[3]{x}}}\)
    \(y' = 0 \Leftrightarrow x = 2\)
    [​IMG]
    Vậy hàm số đạt cực đại tại x=0, đạt cực tiểu tại x=2.
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 526:
    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^3} + m{x^2} + x + 1\) đồng biến trên R.
    • A. \(- 1 < m < 1\)
    • B. \(- 1 \le m \le 1\)
    • C. \(- 2 < m < 2\)
    • D. \(- 2 \le m \le 2\)
    Ta có: \(y = \frac{1}{3}{x^3} + m{x^2} + x + 1\)
    \(\Rightarrow y' = {x^2} + 2mx + 1\)
    Hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\) khi và chỉ khi:
    \(\begin{array}{l} y' \ge 0,\forall x \in R \Leftrightarrow {x^2} + 2mx + 1 \ge 0,\forall x \in R\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 1 > 0\\ \Delta ' = {m^2} - 1 \le 0 \end{array} \right. \Rightarrow - 1 \le m \le 1 \end{array}\)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 529:
    Cho hàm số $y = - {x^4} +2{x^2}+1$. Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?
    • A. Hàm số đồng biến trên khoảng \((0; + \infty ).\)
    • B. Hàm số đồng biến trên khoảng \(( - \infty ;0).\)
    • C. Hàm số đồng biến trên khoảng \((1; + \infty ).\)
    • D. Hàm số đồng biến trên khoảng \(( - \infty ; - 1).\)
    \({\rm{y' = - 4}}{{\rm{x}}^3} + 4x\)
    \(y' = 0 \Leftrightarrow - 4{x^3} + 4x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = - 1\\ x = 1 \end{array} \right.\)
    Bảng biến thiên:
    [​IMG]
    Nhìn vào bảng biến thiên ta thấy đáp án D đúng.
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪