Trắc Nghiệm Chuyên Đề Đạo Hàm Và ứng Dụng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 81:
    Bác nông dân cần xây dựng một hố ga không có nắp dạng hình hộp chữ nhật có thể tích 3200 cm3 tỉ số giữa chiều cao của hố và chiều rộng của đáy bằng 2. Hãy xác định diện tích của đáy hố ga để khi xây tiết kiệm nguyên vật liệu nhất?
    • A. \(1600c{m^2}\)
    • B. \(1200c{m^2}\)
    • C. \(120c{m^2}\)
    • D. \(160c{m^2}\)
    Gọi kích thước của đáy là a; b (a < b) khi đó chiều cao của hố là h = 2a

    Ta có: \(V = {S_d}h = 2{a^2}b\).

    Diện tích nguyên vật liệu cần dùng là:\(S = {S_d} + {S_{xq}} = ab + 2\left( {a + b} \right).h = ab + 4a\left( {a + b} \right) = 4{a^2} + 5ab = 4{a^2} + 5a.\frac{V}{{2{a^2}}} = 4{a^2} + \frac{{5V}}{{2a}}\)

    Xét hàm số \(f(a) = 4{a^2} + \frac{{5V}}{{2a}},\,a > 0\)

    Ta có: \(f'(a) = 8a - \frac{{5V}}{{2{a^2}}};\,\,f'(a) = 0 \Leftrightarrow a = \sqrt[3]{{\frac{{5V}}{{16}}}} = 10\)

    [​IMG]

    Vậy khi a=10 (cm) thì hố ga được xây sẽ tiết kiệm nguyên liệu nhất.

    \(V = {S_d}h = 2{a^2}b \Rightarrow b = 16\)

    Vậy diện tích đay của hố ga là: \({S_d} = 160\left( {c{m^2}} \right).\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 83:
    Cho hàm số \(y = \frac{{x - 1}}{{x + 2}}\). Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng?
    • A. Hàm số nghịch biến trên \(\mathbb{R}\backslash \left\{ { - 2} \right\}\).
    • B. Hàm số nghịch biến trên từng khoảng xác định.
    • C. Hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\backslash \left\{ { - 2} \right\}\).
    • D. Hàm số đồng biến trên từng khoảng xác định.
    Hàm số có tập xác định \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { - 2} \right\} \Rightarrow y' = {\left( {\frac{{x - 1}}{{x + 2}}} \right)^\prime } = \frac{3}{{{{\left( {x + 2} \right)}^2}}} > 0,\forall x \in D.\)

    Suy ra hàm số đồng biến trên từng khoảng xác định.
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 84:
    Hàm số nào dưới đây đồng biến trên tập xác định của nó?
    • A. \(y = {x^3} - 2{x^2} + x - 1\)
    • B. \(y = {x^4} + 2{x^2} - 2\)
    • C. \(y = \frac{{2x - 1}}{{x + 1}}\)
    • D. \(y = {x^3} - {x^2} + x - 1\)
    Hàm số bậc bốn trùng phương luôn không đồng biến (hoặc nghịch biến) trên tập xác định \(\mathbb{R}\) của nó, loại B.

    Hàm số phân thức \(y = \frac{{2x - 1}}{{x + 1}}\) đồng biến trên mỗi khoảng xác định của nó, không đồng biến trên tập xác định, loại C.

    Kiểm tra phương án A và D ta thấy:

    Hàm số \(y = {x^3} - {x^2} + x - 1\) có đạo hàm \(y' = 3{x^2} - 2x + 1 = 3{x^2} + {(x - 1)^2} > 0,\forall x \in \mathbb{R}\) nên luôn đồng biến trên \(\mathbb{R}.\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 86:
    Giá trị của m để hàm số \(f\left( x \right) = m\left( {1 + \sqrt {1 + x} } \right) - x\) có giá trị lớn nhất trên đoạn \(\left[ {3;8} \right]\) bằng 3 là:
    • A. 1
    • B. 2
    • C. 4
    • D. 3
    Ta có \(f'\left( x \right) = {\left[ {m\left( {1 + \sqrt {1 + x} } \right) - x} \right]^\prime } = \frac{m}{{2\sqrt {1 + x} }} - 1 \Rightarrow f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \frac{m}{{2\sqrt {1 + x} }} - 1 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{{{m^2} - 4}}{4}\)

    Tính các giá trị \(f\left( 3 \right) = 3m - 3;f\left( 8 \right) = 4m - 8;f\left( {\frac{{{m^2} - 4}}{4}} \right) = {\left( {\frac{{m + 2}}{2}} \right)^2}\)

    TH1: Nếu \(f\left( 3 \right) = 3m - 3 = 3 \Leftrightarrow m = 2 \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}f\left( 8 \right) = 0\\x = \frac{{{m^2} - 4}}{5} = 0 \notin \left[ {3;8} \right]\end{array} \right. \Rightarrow \mathop {\max }\limits_{\left[ {3;8} \right]} = 3\)

    TH2: Nếu \(f\left( 8 \right) = 4m - 8 = 3 \Rightarrow m = \frac{{11}}{4} \Rightarrow f\left( 3 \right) = \frac{{21}}{4} \Rightarrow \mathop {\max }\limits_{\left[ {3;8} \right]} f\left( x \right) \ne 3\)

    TH3: Nếu

    \(f\left( {\frac{{{m^2} - 4}}{4}} \right) = {\left( {\frac{{m + 2}}{2}} \right)^2} = 3 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = - 2 - 2\sqrt 3 \Rightarrow x = \frac{{{m^2} - 4}}{4} = 3 + 2\sqrt 3 \\m = - 2 + 2\sqrt 3 \Rightarrow x = \frac{{{m^2} - 4}}{4} = 3 - 2\sqrt 3 \end{array} \right. \Rightarrow \mathop {\max }\limits_{\left[ {3;8} \right]} f\left( x \right) \ne 3\)

    Suy ra \(m = 2\)thì hàm số đạt giá trị lớn nhất trên đoạn \(\left[ {3;8} \right]\) bằng 3.
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 88:
    Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left| {{x^3} - 3x + 1} \right|\). Mệnh đề nào dưới đây sai?
    • A. \(\mathop {\min }\limits_{\left[ {0;3} \right]} f\left( x \right) = 1\)
    • B. \(\mathop {\min }\limits_{\left[ {0;3} \right]} f\left( x \right) = 19\)
    • C. Tồn tại \(\mathop {\min }\limits_{\left[ { - 1;5} \right]} f\left( x \right)\)
    • D. Tồn tại \(\mathop {\max }\limits_{\left[ {0;4} \right]} f\left( x \right)\)
    Ta có \(f\left( x \right) = \left| {{x^3} - 3x + 1} \right| = 0 \Leftrightarrow {x^3} - 3x + 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{{3 + \sqrt 5 }}{2}\\x = \frac{{3 - \sqrt 5 }}{2}\end{array} \right. \in \left[ {0;3} \right] \Rightarrow \mathop {\min }\limits_{\left[ {0;3} \right]} f\left( x \right) = 0\)

    Vậy A là mệnh đề sai.
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 89:
    Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có đạo hàm trên \(\mathbb{R}\) sao \(f'\left( x \right) < 0,\forall x > 0\). Hỏi mệnh đề nào dưới đây đúng?
    • A. \(f\left( 1 \right) + f\left( 2 \right) = 2f\left( 3 \right)\)
    • B. \(f\left( e \right) - f\left( \pi \right) \le 0\)
    • C. \(f\left( e \right) - f\left( \pi \right) \le 2f\left( 2 \right)\)
    • D. \(f\left( e \right) + f\left( \pi \right) = f\left( 3 \right) + f\left( 4 \right)\)
    Ta có \(f'\left( x \right) < 0,\forall x > 0 \Rightarrow \forall x > 0\) thì hàm số nghịch biến, dựa vào đáp án ta thấy:
    • \(\left\{ \begin{array}{l}f\left( 1 \right) > f\left( 3 \right)\\f\left( 2 \right) > f\left( 3 \right)\end{array} \right. \Rightarrow f\left( 1 \right) + f\left( 2 \right) > 2f\left( 3 \right)\).
    • \(f\left( e \right) > f\left( \pi \right) \Rightarrow f\left( e \right) - f\left( \pi \right) > 0\)
    • \(\left\{ \begin{array}{l}f\left( e \right) < f\left( 2 \right)\\f\left( \pi \right) < f\left( 2 \right)\end{array} \right. \Rightarrow f\left( e \right) + f\left( \pi \right) < 2f\left( 2 \right)\)
    • \(f\left( e \right) + f\left( \pi \right) < f\left( 3 \right) + f\left( 4 \right)\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 90:
    Giả sử đồ thị (C) của hàm số \(f\left( x \right) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có hai điểm cực trị là \(M\left( { - 1;7} \right)\) và \(N\left( {5; - 7} \right)\). Gọi x1, x2, x3 là hoành độ giao điểm của (C) với trục hoành. Khi đó \({x_1} + {x_2} + {x_3}\) bằng:
    • A. 6
    • B. 4
    • C. 3
    • D. 2
    Xét hàm số \(f\left( x \right) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\), ta có \(f'\left( x \right) = 3a{x^2} + 2bx + c;\forall x \in R\).

    Điểm \(M\left( { - 1;7} \right)\) là điểm cực trị của đồ thị hàm số khi: \(\left\{ \begin{array}{l}f\left( { - 1} \right) = 7\\f'\left( { - 1} \right) = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - a + b - c + d = 7\\3a - 2b + c = 0\end{array} \right.\)

    Điểm \(N\left( {5; - 7} \right)\) là điểm cực trị của đồ thị hàm số khi: \(\left\{ \begin{array}{l}f\left( 5 \right) = - 7\\f'\left( 5 \right) = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}125a + 25b + 5c + d = - 7\\75a + 10b + c = 0\end{array} \right.\)

    Từ hai điều trên, suy ra \(a = \frac{7}{{54}};b = - \frac{7}{9};c = - \frac{{35}}{{18}};d = \frac{{161}}{{27}}\)

    Khi đó \(f\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left( {x - 2} \right)\left( {{x^2} - 4x - 23} \right) = 0 \Rightarrow {x_1} + {x_2} + {x_3} = 2 + 4 = 6\)