Câu 141: Quá trình tiến hóa từ tế bào nhân sơ sơ khai hình thành các tế bào nhân thực cũng dẫn đến các đặc điểm biến đổi của mỗi đối tượng phân tử ADN và ARN. Trong số các đặc điểm so sánh giữa ADN và ARN của tế bào nhân thực chỉ ra dưới đây: (1) Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân giống nhau. (2) Cả ADN và ARN đều có thể có dạng mạch đơn hoặc dạng mạch kép. (3) Mỗi phân tử đều có thể tồn tại từ thế hệ phân tử này đến thế hệ phân tử khác. (4) Được tổng hợp từ mạch khuôn của phân tử ADN ban đầu. (5) Được tổng hợp nhờ phản ứng loại nước và hình thành liên kết phosphoeste. (6) Đều có khả năng chứa thông tin di truyền. Sự giống nhau giữa ADN và ARN ở tế bào nhân thực thể hiện qua số nhận xét là: A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 142: Trong số các phát biểu dưới đây về quá trình tái bản của phân tử ADN, phát biểu không chính xác là: A. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y. B. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. C. Quá trình tự nhân đôi không cần sử dụng các đơn phân ribonucleotit. D. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 143: Đặc điểm thoái hóa của mã di truyền thể hiện ở: A. Một bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin. B. Các bộ ba nằm kế tiếp, không gối lên nhau. C. Nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một axit amin. D. Nhiều bộ ba cùng mang tín hiệu kết thúc dịch mã. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 144: Đoạn ADN cuốn quanh một nucleoxome có đặc điểm: A. Cuộn quanh \(1\tfrac{1}{2}\) vòng quanh lõi histon B. Chứa 15-85 cặp nucleotit C. Chứa 146 cặp bazo nito. D. Sợi ADN mạch đơn. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 145: ARN là hệ gen của đối tượng sinh vật nào dưới đây? A. Vi khuẩn B. Virus C. Một số loại virus D. Vi sinh vật cổ Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 146: Nguyên tắc bổ sung có vai trò quan trọng đối với các cơ chế di truyền nào? 1. Nhân đôi ADN. 2. Hình thành mạch pôlinuclêôtit. 3. Phiên mã. 4. Mở xoắn. 5. Dịch mã. 6. Đóng xoắn. A. 1, 2, 4 B. 1, 3, 6 C. 1, 2, 5 D. 1, 3, 5 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 147: Những điểm khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN là: I. Số lượng mạch, số lượng đơn phân. II. Cấu trúc của 1 đơn phân khác nhau ở đường; trong ADN có T không có U còn trong ARN thì ngược lại. III. Về liên kết giữa H3PO4 với đường C5. IV. Về liên kết hidro và nguyên tắc bổ sung giữa các cặp bazơ nitơ. A. I, II, III, IV. B. I, II, IV. C. I, III, IV. D. II, III, IV. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 148: Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau. Số liên kết hidro của gen là: A. 1798 B. 2250 C. 1125 D. 3060 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 149: Khi nói về cấu trúc phân tử AND, xét các phát biểu sau đây: 1 - dạng xoắn kép 1 mạch 2 - có thể là dạng vòng 3 - cấu tạo theo nguyên tắc đơn phân 4 - có chức năng lưu trử, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền 5 - có chứa bộ ba đối mã Có bao nhiêu phát biểu đúng ? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 150: Một gen cấu trúc có 75 chu kỳ xoắn, trong gen có tỷ lệ % số nu loại Ađênin bằng 20% số Nu. Hỏi số liên kết hiđrô của gen là bao nhiêu: A. 1950 B. 1850 C. 1650 D. 2050 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án