Trắc Nghiệm Chuyên Đề Di Truyền Cấp độ Phân Tử

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 181:
    Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, gen điều hòa có vai trò:
    • A. Kết thúc quá trình phân mã của các gen cấu trúc.
    • B. Quy định tổng hợp enzim phân giải lactozo.
    • C. Khởi động quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
    • D. Quy định tổng hợp protein ức chế.
    Xem đáp án
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 182:
    Điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN ở tế bào nhân thực(TBNT) là:
    • A. ADN ở tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi polinucleotit còn ADN ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi polinucleotit.
    • B. ADN ở tế bào nhân sơ có dạng mạch vòng còn ADN ở tế bào nhân thực có dạng mạch thẳng.
    • C. Đơn phân của ADN trong nhân của tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN trong nhân của tế bào nhân sơ là A, U, G, X.
    • D. Các bazo nito giữa hai mạch của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ sung còn các bazo nito của tế bào nhân sơ không liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
    Xem đáp án
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 183:
    Một phân tử mARN có chiều dài 2142$A^0$ và tỉ lệ A : U : G : X = 1 : 2 : 2 : 4. Sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để phiên mã ngược tổng hợp nên phân tử ADN mạch kép. Nếu phân tử ADN được tổng hợp có chiều dài bằng chiều dài phân tử ARN này thì số nucleotit mỗi loại của ADN là:
    • A. A = T = 420, G = X = 210.
    • B. A = T = 210, G = X = 420.
    • C. A = 70, T = 140, G = 140, X = 280.
    • D. A = 140, T = 70, G = 280, X = 140.
    Xem đáp án
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 185:
    Cho biết 5’AUG 3’: Met; 5’ UAU3’ và 5’UAX 3’ : Tyr; 5’UGG3’ : trp; 5’UAA 3’; 5’UAG3’; 5’UGA3’ kết thúc. Xét một đoạn trình tự mARN: 5’AUG UAU UGG 3’. Trình tự các nucleotit tương ứng là: 123 456 789. Trên phân tử mARN nói trên có mấy cách đột biến điểm thay thế cặp nucleotit làm kết thúc sớm quá trình dịch mã?
    • A. 1.
    • B. 2.
    • C. 3.
    • D. 4.
    Xem đáp án
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 186:
    Trên một phân tử mARN có trình tự các nucleotit như sau:
    5’…XXX AAU AUG GGG GGG UUU UUX UUA AAA UGA …3’
    Nếu phân tử mARN nói trên tiến hành quá trình dịch mã thì số bộ ba và số bộ đối mã được tARN mang đến khớp riboxom lần lượt là:
    • A. 8 bộ ba và 7 bộ ba đối mã.
    • B. 6 bộ ba và 6 bộ ba đối mã.
    • C. 7 bộ ba và 7 bộ ba đối mã.
    • D. 10 bộ ba và 10 bộ ba đối mã.
    Xem đáp án
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 188:
    Một nhà di truyền học xác định rằng một bệnh gây ra bởi một đột biến gen lặn trong một alen của một gen. Các alen đột biến bị mất tymin ở vị trí 25 của gen. Các gen này được tìm thấy trên các nhiễm sắc thể X. Dưới đây là trình tự nuclêôtit của gen bình thường và các kết luận:
    5’-ATG-TTA-XGA-GGT-ATX-GAA-XTA-GTT-TGA-AXT-XXX-ATA-AAA-3’
    (1). Các protêin đột biến có chứa nhiều hơn bốn axit amin so với các protêin bình thường.
    (2). Các protêin đột biến có chứa ít hơn một axit amin so với các protêin bình thường.
    (3). Nam giới có nhiều khả năng bị bệnh hơn nữ.
    Kết luận nào về hậu quả của đột biến này là đúng?
    • A. (1) và (3).
    • B. (3).
    • C. (1) và (2).
    • D. (1).
    Xem đáp án
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 189:
    Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do gen nằm trong tế bào chất quy định. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng thụ phấn cho cây hoa đỏ (P) thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lý thuyết kiểu hình F2 gồm:
    • A. 50% cây hoa đỏ: 50% cây hoa vàng.
    • B. 100% cây hoa đỏ.
    • C. 100% cây hoa vàng.
    • D. 75% hoa đỏ và 25% cây hoa vàng.
    Xem đáp án
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 190:
    Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?
    (1) Trong tái bản ADN, sự kết cặp của các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mỗi mạch đơn.
    (2) Quá trình nhân đôi ADN là cơ chế truyền thông tin di truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con.
    (3) Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
    (4) Các gen nằm trong nhân một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.
    • A. 1.
    • B. 2.
    • C. 3.
    • D. 4.
    Xem đáp án